Họ Nguyễn Huy với Trường Lưu mộc bản

Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương (gọi tắt là MOWCAP) diễn ra trong 2 ngày (18-19/5/2016) tại thành phố Huế có thêm 2 di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương được công nhận. Hai di sản được vinh danh là: “Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế” và “Mộc bản trường học Phúc Giang”.

Chương trình này được UNESCO khởi xướng năm 1992, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao về việc bảo tồn và tiếp cận những di sản tài liệu quý hiếm có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói (bằng ghi âm), bút tích, bản thảo… có nguy cơ bị xâm hại và mai một ở nhiều nước và khu vực trên thế giới.

Riêng “Mộc bản trường học Phúc Giang” lâu nay thường gọi là “Mộc bản Trường Lưu” do 5 danh nhân văn hóa dòng họ Nguyễn Huy là Hương Cống, được tặng phong hàm Thượng thư Nguyễn Huy Tựu (1690-1750); Thám hoa, Thượng thư Nguyễn Huy Oánh (1713-1789), Thần đền Thư viện, Hương cống Nguyễn Huy Cự (1717-1775); Tiến sĩ Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785); Ðốc thị Thuận Quảng, Tiến triều Nguyễn Huy Tự (1743-1790) sáng tạo. Các tập sách được biên soạn từ năm 1710, các bản gỗ được khắc từ năm 1758 và được các đời hậu duệ giữ gìn cho đến nay (trên 250 năm). Số bản khắc có hơn 2.000 bản trên gỗ thị, nhẹ, bền, nhưng do các biến cố xã hội, con người và tự nhiên, đến nay chỉ còn 375 bản, hiện nay, dòng họ ủy quyền cho Tiến sĩ, Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ thay mặt dòng họ giữ gìn, bảo quản, số hóa, dập in, giới thiệu…

Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ bên gia tài mộc bản của dòng họ đang được lưu giữ tại gia đình. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Nội dung của 375 bản còn lại chủ yếu là ván khắc in của 2 bộ sách lớn “Tính lý toản yếu đại toàn” và “Ngũ kinh toản yếu đại toàn” và đặc biệt có bản “Phúc Giang thư viện khải mông” với phần “Thư viện qui lễ”, ngoài ra, bộ “Quốc sử toản yếu” của Nguyễn Huy Oánh là tóm tắt bộ sách “Ðại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, cả hai bộ sách đều ghi hiệu đính của ông. Sách còn ghi “Thạc Ðình tàng bản” nghĩa là do Thạc Ðình (tên hiệu của Nguyễn Huy Oánh) cho khắc in và giữ bản quyền, trong bộ sách có ghi tên Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Vượng…tham gia “toản tu” và khắc ván, in sách.

Hai bản Tính lý và Ngũ kinh đều là “toản yếu”, nghĩa là chỉ tóm tắt rút ra những điều cốt yếu.

Cụ thể hơn về hai bộ sách lớn đã được khắc trên ván:

1- “Tính lý toản yếu đại toàn” là “toản yếu” bộ sách gồm 70 quyển do các học giả đời Minh là Hồ Quảng, Dương Vinh, Kim Âu Khảo vâng lệnh Vua Thành Tổ (1399-1425) thâu thái học thuyết của 120 nhà Tống nho, có ý kiến của nhiều nhà túc nho thời đó. Bộ sách Tính lý toản yếu đại toàn của Nguyễn Huy Oánh có 2 quyển, lời tựa ghi rõ: Tháng giêng năm mậu dần đời Lê Cảnh Hưng (1758), khi Nguyễn Huy Oanh làm Tham chính Sơn Nam và sách do con trai học trò Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Vượng trông coi việc khắc in.

2- “ Ngũ Kinh toản yếu đại toàn” là 5 bộ sách do Nguyễn Huy Oanh “toản yếu” khi còn ở nhiệm sở Sơn Nam từ các bộ sách kinh điển của các nhà nho bên Trung Quốc gồm các “kinh” Dịch, Thư, Thi, Lễ, Xuân thu. Kinh Dịch có từ thời Phục Hy đến nhà Chu khi hoàn chỉnh trở thành sách Triết học. Kinh Thư là tập văn ghi chép và văn luận đầu tiên gồm 100 thiên, đời Tần bị đốt, đời Hán khôi phục lại còn 29 thiên. Kinh thi là bộ tổng tập thơ ca đầu tiên gồm 305 bài tập hợp từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Kinh Lễ ra đời muộn gồm 85 chương xuất hiện đầu đời Hán. Xuân Thu là bộ sử nước Lỗ do Khổng Tử biên soạn. Cùng tham gia viết chữ có hai em của Nguyễn Huy Oánh là Nguyễn Huy Cự và Nguyễn Huy Quýnh và con trai là Nguyễn Huy Tự, 9 quyển này được khắc vào năm 1758 và cũng được Nguyễn Huy Tự (mới 15 tuổi) và Nguyễn Huy Vượng cùng trông coi việc khắc. 

Một trong những trang bìa và trang trong của Mộc bản Trường Lưu

3- “Phúc Giang thư viện khải mông- Thư viện quy lệ” là một văn bản quý hiếm về Phúc Giang do Nguyễn Huy Oánh viết tại “Quán hội đồng Bắc Kinh, Trung Quốc” lúc ông làm Chánh sứ bên Trung Quốc (1766-1767) cách đây 200 trên năm (chThư vin ta hiu là Trường hc hay Hc đường xut hin từ đời Ðường đến đời Thanh bên Trung Quc). Sách do hc trò Nguyn Huy Vượng trông coi vic khc.

Cũng cần nói thêm về dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu. Thủy tổ là cụ Nguyễn Uyên Hậu, khoảng giữa thế kỷ XV, Thụy Dụ Khanh, quê quán Trần Lưu phương Bắc tìm về núi Phượng Lĩnh nơi có làng Tràng, làng Vạc…cùng cư dân bản địa lập nên làng Trường Lưu thời ấy (nay là xã Trường Lc, Can Lc, Hà Tĩnh). CUyên Hu đậu Ngũ Kinh bác sĩ đời Vua Lê Thánh Tông (hiệu Hồng Ðức 1470-1497) là thầy giáo dạy năm kinh ở Quốc Tử Giám, ít nhất ông cũng đỗ tam trường thi hội, là danh nhân văn hóa Việt Nam, nhà thờ ông được xếp Di tích lịch sử cấp tỉnh Hà Tĩnh. 

Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) là thế hệ thứ 10 của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu, tác giả chính của “Mộc bản Trường Lưu” đậu Ðình nguyên Thám hoa năm 1748 đời Vua Lê Hiển Tông, ông vừa là quan văn (Tế tửu Quốc Tử Giám, nhập nội thị giảng ở phủ thế tử Trịnh Sâm) vừa là quan võ (năm 1779 làm Tán lý quân vụ các đạo quân dẹp loạn ở Cao Bằng, Thái Nguyên), Chánh sứ Trung Hoa, Thượng thư Bộ Công, Bộ Lễ, Bộ Hộ. Trước tác văn học bằng chữ Hán của ông rất nhiều hiện lưu trữ tại thư viện, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Viêt Nam, con cháu còn giữ được rất nhiều sắc phong của ông.

Tóm lại “Mộc bản Trường Lưu” là di sản cực kỳ quý hiếm của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu cũng là di sản của quốc gia đã được Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương vinh danh. Không những dòng họ Nguyễn Huy mà cả họ hàng, quê hương Hà tĩnh tự hào, tuy nhiên trách nhiệm giữ gìn, bảo quản di sản đó là trách nhiệm chung của mỗi chúng ta.

Nguyễn Hữu Chương

Có thể bạn quan tâm

Top