Khám phá Vườn Quốc gia Uluru-Kata Tjuta
Uluru-Kata Tjuta nằm ở Northern Territory, Úc. Vườn có diện tích lên tới 1.398km2 và bao gồm núi đá đỏ Uluru Ayers. Uluru được phát hiện vào năm 1973 và được đặt theo tên vị thủ tướng người Australia lúc bấy giờ là Hengli Ayers. Uluru vốn là ngọn núi đá nguyên khối khổng lồ thuộc dãy núi Ayers, cách thành phố Ailissibulins 350km về phía Đông. Đây là một trong những biểu tượng tự nhiên dễ nhận biết về xứ sở kanguru.
Vườn Quốc gia Uluru-Kata Tjuta nằm ở Northern Territory, Úc.
Các núi đơn sa thạch nổi tiếng thế giới có chiều cao 348 mét, với số lượng lớn đá của nó nằm dưới mặt đất. Nhiều thổ dân nơi đây cho rằng, các thần linh biến thành Uluru là từ thần linh rùa. Kata Tjuta, có nghĩa là nhiều người đứng đầu, là một nhóm 36 vòm đá có niên đại 500 triệu năm. Cả hai Uluru và Kata Tjuta có rất ý nghĩa văn hóa cho các chủ đất truyền thống Anangu.
Nhìn từ phía xa, núi đá khổng lồ Uluru có hình dạng tròn và bóng nhẵn, toàn vẹn một khối. Núi đá này có chiều cao 348m, chiều dài 3km, chu vi chân núi khoảng 8,5km. Điều đặc biệt nhất, khối núi đá này không có lấy một cây cỏ. Bốn mặt vách dốc đứng, trên đỉnh bằng phẳng như một hòn đảo mới nứt ra, lại vừa giống một con thú khổng lồ đang nằm nghỉ trên một mặt đất khiến hòn núi lộ ra vẻ hùng vĩ, tráng lệ.
Vườn Quốc gia Uluru nhìn từ trên cao.
Từ sáng sớm đến lúc chạng vạng tối, màu sắc của ánh sáng luôn thay đổi luân phiên. Nguyên nhân đổi màu của Uluru liên quan đến đặc tính của núi đá. Buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn về Tây, hòn đá lộ màu đỏ thẫm, thậm chí chuyển màu tím. Lúc mặt trời vừa mọc, toàn bộ khối đá chuyển màu đỏ nhạt nhưng đến khoảng giữa trưa lại biến thành một màu rực rỡ khác.
Thực chất, Uluru thực ra là một khối đá ráp thạch anh, chất đá cứng rắn, kết cấu chặt chẽ. Bề ngoài của đá ráp màu đỏ gồm có chất ôxy sắt dưới sự chiếu rọi của ánh sáng mặt trời, dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ đổi màu liên tục khiến hòn đá còn có tên ”ngũ sắc độc thạch sơn".
Trải qua sự bào mòn của mưa gió, mặt đá trở nên bằng phẳng, hòn đá vẫn đứng sừng sững và được các nhà địa lý gọi là núi Thực Dư.
Uluru vào buổi sáng sớm.
Cách Uluru khoảng 40km là Kata Tjuta. Kata Tjuta, có nghĩa là “nhiều người đứng đầu”, là một nhóm 36 vòm đá có niên đại 500 triệu năm.
Cả hai Uluru và Kata Tjuta có rất ý nghĩa văn hóa cho các chủ đất truyền thống Anangu.
T.H