Tổng quan Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội

Hà Nội là Thủ đô nghìn năm văn hiến, là nơi lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị vào loại bậc nhất cả nước.

I. Di tích

1. Số lượng di tích:  5.922 (tính đến 11-2015).

- Số di tích đã được xếp hạng: 2.435

+ 1 Di sản văn hóa thế giới: Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

+ 14 di tích quốc gia đặc biệt. 

+ 1.185 di tích quốc gia

+ 1.264 di tích cấp thành phố.

- Số di tích chưa được xếp hạng: 3.487.

2. Số lượng di tích trên địa bàn các quận, huyện, thị xã (xếp theo ABC):

- Quận Ba Đình: 47

-  Quận Cầu Giấy: 49.

- Quận Đống Đa: 76.

-  Quận Hà Đông: 141.

- Quận Hai Bà Trưng: 51.

- Quận Hoàn Kiếm: 66.

- Quận Hoàng Mai: 87.

- Quận Long Biên: 87

-  Quận Tây Hồ: 71.

- Quận Thanh Xuân: 29.

- Quận Bắc Từ Liêm: 92.

- Quận Nam Từ Liêm: 71.

- Thị xã Sơn Tây: 244.

- Huyện Ba Vì: 394.

- Huyện Chương Mỹ: 347.

- Huyện Đan Phượng: 155.

- Huyện Đông Anh: 319.

- Huyện Gia Lâm: 253.

- Huyện Hòai Đức: 268.

- Huyện Mê Linh: 161.

- Huyện Mỹ Đức: 282.

- Huyện Phú Xuyên: 345.

- Huyện Phúc Thọ: 199.

- Huyện Quốc Oai: 220.

- Huyện Sóc Sơn: 341.

- Huyện Thạch Thất: 208.

- Huyện Thanh Oai: 266. 

- Huyện Thanh Trì: 153.    

- Huyện Thường Tín: 440.

- Huyện Ứng Hòa: 433.

3. Di tích quốc gia đặc biệt: 14 (đến 12-2017)

+ Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tich, quận Ba Đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý).

+ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, quận Ba Đình.

+ Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu – Quốc Tử Giám, quận Đống Đa.

+ Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh.

+ Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, quận Hoàn Kiếm.

Đền Ngọc Sơn 

+ Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phủ Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì.

+ Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh.

+ Di tích lịch sử Đền Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ.

+ Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, xã Sài Sơn và xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.  

+ Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức.  

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Chèm, quận Bắc Từ Liêm.

4. Về quản lý di tích:

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19-9-2016 về việc “Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế  - xã hội trên địa bàn Thành phố” và Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17-11-2016 về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trê địa bàn thành phố”. Theo đó, có 3 cấp quản lý di tích trực tiếp là: Cấp thành phố; cấp huyện (quận, huyện, thị xã) và cấp xã (xã, phường, thị trấn).

5. Chỉ tính từ nắm 2011 đến nay, Thành phố đã đầu tư 2.266 tỷ đồng cho 1.200 lượt di tích; trong đó vốn huy động từ nguồn xã hội hóa gần 1.000 tỷ đồng.

6. Số di tích còn có cư dân sinh sống trong khu vực bảo vệ, do lịch sử để lại: khoảng 300.

II. Bảo vật quốc gia: 12 nhóm với 149 hiện vật (tính đến tháng 12-2016):

1. Chuông Thanh Mai. Niên đại năm 879. Bảo tàng Hà Nội, số 8 đường Phạm Hùng.

2. 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Niên đại từ năm 1448 đến năm 1780. Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quận Đống Đa.

3. Tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Niên đại thế kỷ XVI. Chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

4. Bộ tượng Di Đà Tam Tôn chùa Thày, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Niên đại đầu thế kỷ XVII.

5. 34 pho tượng Phật giáo thời Tây Sơn chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thach Thất. Niên đại cuối thế kỷ XVIII.

6. Bức giá tượng chạm khắc hình tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và nhân vật vê thời đại Hùng Vương, đình (đền) Nội, thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Niên đại khoảng giữa thời Nguyễn trở lại.

7. Tượng Trấn Vũ, đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Niên đại năm 1802.

8. Trống đồng Cổ Loa và bộ sưu tập lưỡi cầy đồng Cổ Loa chứa đựng trong trống. Niên đại Văn hóa Đông Sơn. Bảo tàng Hà Nội.

9. Long đình gốm Bát Tràng. Thế kỷ XVII. Bảo tàng Hà Nội.

10. Cây đèn gốm thời Mạc. Niên đại 1582. Bảo tàng Hà Nội.

11. Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh và tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường, tại chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín. Thế kỷ XVII.

12. Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh, phường quán Thánh, quận Ba Đình. Niên đại cuối thế kỷ XVII.

Long đình gốm Bát Tràng. Thế kỷ XVII. 

III. Di sản văn hóa phi vật thể

1. Tính đến năm 2016, đã kiểm kê và lập bản đồ phân bố cho 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, thuộc 6 loại hình:

- Ngữ văn dân gian: 14 di sản.

- Nghệ thuật trình diễn dân gian: 79 di sản.

- Tập quán xã hội và tín ngưỡng: 213 di sản.

- Lễ hội truyền thống: 1.206 di sản.

- Nghề thủ công truyền thống: 175 di sản.

- Tri thức dân gian: 106 di sản.

2. Hà Nội có 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh:

- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn).

- Di sản tư liệu thế giới: 82 bia tiến sĩ Triều Lê - Mạc (1442 - 1779), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lễ rước voi chiến tại Hội Gióng (Sóc Sơn)

3. Hà Nội có các di sản văn hóa phi vật thể là bộ phận của các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh:

- Kéo co ngồi ở Hội đền Trấn Vũ (quận Long Biên) và Kéo co mỏ ở Hội đền Vua Bà (huyện Sóc Sơn), nằm trong Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Nghi lễ và trò chơi Kéo cở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philipin”.

- Hát Ca trù nằm trong Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của Việt Nam.

4. Hà Nội có 12 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia,

- Hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn).

- Ca trù (Hà Nội và các tỉnh khác)

- Lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai.

- Lễ hội truyền thồng làng Lệ Mật, phường Việt Hưng. quận Long Biên.

- Kéo co ngồi, đền trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên.

- Kéo mỏ (Kéo co), đền Vua Bà, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn.

- Lễ hội đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây.

- Lễ hội đền Hát Môn, xã hát Môn, huyện Phúc Thọ.

- Lễ hội đình Chèm, phường thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm.

- Hát và múa Ải Lao, xã Phúc Lợi, quận Long Biên.

- Nghề thêu truyền thống thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín.

- Lễ hội đình Lưu Xã, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ.

5. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

- Số Nghệ nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, đợt 1, theo Quyết định số 2533/QĐ-CTN, ngày 13-11-2015 và Quyết định số 2534/QĐ-CTN ngày 13-11-2015 của Chủ tịch nước: 39 (1 được truy tặng):

+ Ca trù: 17.

+ Hát Xẩm: 1.

+ Chèo Tàu: 2.

+ Hát Văn: 1.

+ Chèo: 3.

+ Hát Dô: 1.

+ Cồng Chiêng: 1.

+ Rối nước: 3.

+ Hò Cửa Đình, Múa Bài Bông: 2.

+ Ca Ví Thường Giang Bộ Mẹng, Diễn tấu Cồng Chiêng Mường: 1.

+ Tò he: 2.

+ Diều sáo: 3.

- Ẩm thực: 1.

- Tranh Hàng Trống: 1.

6. Việc quản lý và tổ chúc lễ hội trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực.

- Số nghệ nhân năm 2017được Hội đồng cấp thành phố đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, đợt 2, năm 2018: 70 (12 Nghệ nhân nhân dân và 58 Nghệ nhân ưu tú).

IV. Bảo tàng ngoài công lập: 15 (tính đến 12-2017)

1. Bảo tàng Mỹ thuật Họa sĩ Sỹ Tốt và gia đình, đội 3, thôn Cổ Đô, xã Cố Đô, huyện Ba Vì. Giám đốc: Nguyễn La Vuông. Quyết định cấp phép số 1526/QĐ-UBND, ngày 6-9-2006 của UBND thành phố Hà Nội

2. Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đầy, thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên. Giám đốc: Lâm Văn Bảng. Quyết định cấp phép số 1711/QĐ-UBND, ngày 11-10-2006 của UBND thành phố Hà Nội

3. Bảo tàng Mỹ thuật – Họa sĩ, Nhà sưu tập tranh Phan Thị Ngọc Mỹ, thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Giám đốc: Phan Thị Ngọc Mỹ. Quyết định cấp phép số 1710/QĐ-UBND, ngày 11-10-2006 của UBND thành phố Hà Nội.

4. Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội, 55B phố Bà Triệu, quận Hòan Kiếm. Giám đốc: Nguyễn Sử Tiến. Quyết định cấp phép số 1278/QĐ-UBND, ngày 14-3-2011 của UBND thành phố Hà Nội

5. Bảo tàng Tranh Nguyễn Tư Nghiêm, 90 B2, phố Trần Hưng Đạo, quận Hòan Kiếm. Giám đốc: Nguyễn Thu Giang. Quyết định cấp phép số 6106/QĐ-UBND, ngày 29-12-2011 của UBND thành phố Hà Nội.

6. Bảo tàng Nhà văn Nguyễn Tuân, 90 B2, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Giám đốc: Nguyễn Thu Giang. Quyết định cấp phép số 434/QĐ-UBND, ngày 18-1-2012 của UBND thành phố Hà Nội.

7. Bảo tàng Cổ vật Tràng An, 27C, ngõ 132, phố Trung Kính, Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Giám đốc Vũ Tấn. Quyết định cấp phép số 2458/QĐ-UBND, ngày 4-6-2012 của UBND thành phố Hà Nội.

8. Bảo tàng Nghệ thuật Tỏa Sáng, A703 Keang Nam Hà Nội, Landmark Toewr, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy. Giám đốc: Dương Thúy Liễu. Quyết định cấp phép số 1459/QĐ-UBND, ngày 6-4-2012 của UBND thành phố Hà Nội.

9. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức. Giám đốc: Nguyễn Văn Huy. Quyết định cấp phép số 6015/QĐ-UBND, ngày 18-11-2014 của UBND thành phố Hà Nội.

10. Bảo tàng Ký ức chiến tranh Hà Nội, số 09, ngõ 144/2, đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Nguyễn Mạnh Hiệp. Quyết định cấp phép số 6590/QĐ-UBND, ngày 10-12-2014 của UBND thành phố Hà Nội.

11. Bảo tàng Tiền tệ, số 268, tổ 2, phường Định Công, quận Hoàng Mai. Giám đốc: Nguyễn Ngọc Khôi. Quyết định cấp phép số 2851/QĐ-UBND, ngày 22-6-2015 của UBND thành phố Hà Nội.

12. Bảo tàng Gốm Sứ Hà Nội, số 1, phố Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông. Giám đốc: Nguyễn Thị Thu Hoa. Quyết định cấp phép số 4795/QĐ-UBND, ngày 23-9-2015 của UBND thành phố Hà Nội.

13. Bảo tàng Radio, số 17 – BT3, Khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh. Phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm. Giám đốc: Vũ Văn Hiền. Quyết định cấp phép số281/QĐ-UBND, ngày 19-1-2016 của UBND thành phố Hà Nội.

14. Bảo tàng Nghệ thuật Hồn Đất Việt, thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Quyết định cấp phép số 444/QĐ-UBND, ngày 20-1-2016 của UBND thành phố Hà Nội.

15. Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hòai Đức. Giám đốc: Nguyễn Văn Thắng. Quyết định cấp phép số 2924/QĐ-UBND, ngày 23-5-2017 của UBND thành phố Hà Nội.

V. Hoạt động của Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội

1. Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội được thành lập ngày 1-3-2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

2. Từ 60 hội viên khi mới thành lập; đến nay, Hội có 35 liên chi hội, chi hội, câu lạc bộ, tổ quản lý di tích, với 2.300 hội viên.

3. Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

                                      Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

 

 

 

 

 

 

Top