Bảo quản di sản nghệ thuật qua sự cố bức tranh Vườn Xuân Trung - Nam Bắc: “Trông người lại ngẫm về ta”
Thấy gì qua một chuyến đi?
Khi sự cố xảy ra với bức tranh Vườn xuân Trung - Nam Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, tôi nhớ lại chuyến đi Đan Mạch tháng 5 năm 2014. Một chuyến đi chuyên về công tác bảo quản hiện vật với sự tài trợ của Cơ quan Văn hóa Đan Mạch, thông qua Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam. Khi hồ sơ được chấp nhận và được hỏi nguyện vọng chuyên môn cần trao đổi trong chuyến đi, tôi đã không ngần ngại đề nghị được tham quan nghiên cứu về công tác bảo quản, phục chế hiện vật. Vì theo thông tin, Đan Mạch là một trong những quốc gia có nhiều chuyên gia phục chế giỏi, có trường chuyên đào tạo nhân viên phục chế rất tốt và các trang thiết bị hiện đại …
Do thời gian không nhiều nên tôi đã cố gắng hết sức để trực tiếp tham quan, nghiên cứu ở Xưởng Phục chế của Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đan Mạch và một số bảo tàng khác.
Tại Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch (QGĐM), tôi được nghe ông Giám đốc giới thiệu khái quát về các phòng phục chế của Xưởng trong Bảo tàng: nhân sự khoảng 100 người, trong đó có 5 quản lí, 65 chuyên gia phục chế, còn lại là kỹ sư và các nhân viên phụ việc. Phạm vi hoạt động: kết hợp chặt chẽ với Xưởng Phục chế của Bảo tàng Mỹ thuật Đan Mạch, phục chế hiện vật cho Bảo tàng QGĐM, các bảo tàng trong nước và quốc tế, tư nhân. Sau ông Giám đốc, lần lượt các chuyên gia của từng khâu làm việc ở Phòng Bảo quản và Phục chế của Bảo tàng giới thiệu công việc bảo quản hiện vật tại xưởng từ 10 giờ đến tận 17 giờ. Đây là một khuôn viên rộng lớn gồm nhiều tòa nhà, các khu vực được phân chia cụ thể theo loại hình, chất liệu hiện vật: vải, giấy, gỗ, kim loại và tổng hợp.
Tranh Vườn xuân Trung - Nam Bắc trước khi vệ sinh
Tiếp đó tôi dành một ngày làm việc tại Phòng Bảo quản và Phục chế của Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đan Mạch. Sau khi được gặp ông Trưởng Phòng Bảo quản và Phục chế của Bảo tàng, tôi cũng được các chuyên gia bảo quản từng khâu giới thiệu chi tiết về quy trình, chất liệu, trang thiết bị để bảo quản hiện vật. Ngày 14-5, tôi đã tự tham quan các phòng trưng bày tác phẩm mỹ thuật. Trong Bảo tàng có rất nhiều tranh quý của thời Phục Hưng và các giai đoạn tiếp theo.
Ngày 15-5 tôi tham quan Lâu đài Rosenborg - nơi lưu giữ rất nhiều báu vật của Hoàng gia Đan Mạch, Viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch và Trường Bảo quản và Phục chế. Tại Trường đào tạo bảo quản và phục chế có chương trình đào tạo rất thuyết phục. Khi tìm hiểu về chương trình dạy phục chế tại đây, sẽ thấy sự khác biệt căn bản giữa chương trình đào tạo của Việt Nam và Đan Mạch. Nơi đây có đầy đủ các trang thiết bị về bảo quản phục chế, các em học sinh được trực tiếp thực hiện chứ không chỉ học lý thuyết suông như ở Việt Nam. Nên ngay khi còn trên ghế nhà trường các em đã được học lý thuyết và thực hiện trực tiếp các khâu từ cơ bản đến chuyên sâu.
Qua mấy ngày làm việc và tham quan một số bảo tàng tại Đan Mạch, tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
- Hiện vật trưng bày trong tình trạng được bảo quản tốt, điều kiện về ánh sáng, không khí, độ ẩm được kiểm soát…
- Hiện vật luôn được kiểm soát tình trạng thường xuyên để tiến hành công tác bảo quản phòng ngừa và trị liệu kịp thời. Quy trình phục chế luôn được tiến hành nghiêm ngặt: chụp X quang, cắt lớp phân tích các chất liệu đã tạo nên hiện vật, giải pháp phục chế, chọn các nguyên liệu sử dụng và thực hiện. Hiện nay đang phục chế một số tranh sơn dầu đã hư hại rất nặng như tình trạng mất màu do nấm mốc, nứt, gãy và bong mất nhiều mảng màu.
- Mỗi tranh có thể giao cho một người hoặc một nhóm phục chế và sẽ chịu trách nhiệm trước công việc của mình về thời gian hoàn thành, chất lượng của tranh với sự kiểm soát, theo dõi của các chuyên gia và quản lý.
- Trang thiết bị cho phục chế tranh sơn dầu: Phòng rộng có bàn để có thể trải các tranh lên, các giá đặc biệt để treo tranh khi phục chế, các hóa chất để làm sạch mặt tranh, bông gòn quấn vào que, các loại cọ, lọ màu nhỏ… Tùy các hư hỏng để phục hồi lại. Làm sạch mặt tranh: dùng nước cất, dung dịch nhúng que bông gòn lấy bụi bám trên mặt tranh và sau đó phủ verni lên bảo quản. Dùng keo (như nilon mỏng) dán phía sau vết rách, có những tranh phải dán toàn bộ mặt sau tranh vì vải bố đã quá cũ và dòn sau đó dùng một lớp vải bố mới dán lên sau cùng rồi cho vào khung…
- Các chuyên gia và nhân viên ai cũng làm việc tự giác. Tôi khá ngạc nhiên khi quan sát bữa ăn trưa tại căn tin Bảo tàng Mỹ thuật thấy tất cả mọi người ăn thật nhanh trong khoảng 15-20 phút rồi đi rất vội vàng về nơi tiếp tục làm việc, không nghỉ trưa. Mỗi người tự giác, tự chịu trách nhiệm về công việc của mình và họ cũng được quan tâm về sức khỏe, môi trường làm việc. Mỗi phòng trong Xưởng Phục chế đều có hệ thống ống hút chất bảo quản để hạn chế tác động đến người sử dụng các hóa chất khi phục chế.
Nghĩ gì khi sự cố xảy ra?
Hiện vật luôn được thường xuyên kiểm soát về tình trạng và kịp thời được xử lý để hạn chế tối đa sự hư hại, xuống cấp. Nếu tiến hành bảo quản phòng ngừa và bảo quản trị liệu không đúng, không những không bảo quản được hiện vật mà còn xâm hại hiện vật, thậm chí bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong vấn đề này chính là yếu tố con người - các chuyên gia trực tiếp thực hiện các khâu bảo quản và các nhà quản lý, như đã trình bày ở trên.
Ở Việt Nam cả hai yếu tố con người và điều kiện, phương tiện khoa học kỹ thuật đang có nhiều bất cập.
Vậy nên đã có những sự cố đáng tiếc xảy ra như trường hợp gần đây nhất với bức tranh Vườn xuân Trung - Nam Bắc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Khi tiến hành vệ sinh tác phẩm sơn mài có kích thước 200 x 540cm, Bảo tàng đã xâm hại một bảo vật quốc gia, làm ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm. Công việc ghi trong hồ sơ trình Sở Văn hóa và Thể thao chỉ là “Vệ sinh phòng ngừa” và giao cho một người thợ sơn mài thực hiện. Quá trình vệ sinh tranh diễn ra từ tháng 11-2018 đến 02-2019 và làm hỏng một kiệt tác mà cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã sáng tác trong hơn 20 năm! Người thợ sơn mài đã dùng nước rửa chén Sunline để rửa lưng tranh, cũng may, vóc sơn mài rất dày nên không thấm ngược lên mặt tranh. Nhưng điều làm cho tác phẩm bị hư hại trên 30 %, như đánh giá của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm là kết quả của việc dùng bột chu và giấy nhám nhuyễn để chà lên mặt tranh làm bay mất nhiều mảng màu khiến tác phẩm mài mỹ thuật bị giảm đi nhiều giá trị. Những mảng vàng đã mất, những mảng vỏ trứng trơ ra, nhiều chi tiết quan trọng của hình bị mất là kết quả của việc vệ sinh hiện vật. Đáng lý ra, nếu thực hiện các bước như vậy, Bảo tàng phải lập kế hoạch thật chi tiết về thời gian, phương án thực hiện, vật liệu sử dụng, kỹ thuật thực hiện và người thực hiện rồi trình lên các cấp theo đúng quy định. Vì đây còn là một bảo vật quốc gia, nên cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các họa sĩ sơn mài trước khi thực hiện và cẩn thận hơn nữa thì chỉ làm thử một phần nhỏ trước khi can thiệp toàn bộ 10,8 mét vuông tranh. Thật khó tin khi bức tranh được vệ sinh trong ba tháng chứ không phải một hai ngày mà chỉ khi treo lên tường thì mới đươc phát hiện có sự sai lệch so với trước khi vệ sinh. Trong khi ở Đan Mạch, người quản lý luôn sát sao công việc của các chuyên gia, dù ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác của nhân viên rất cao.
Chế độ bảo quản phòng ngừa phải được thực hiện thường xuyên để ngăn ngừa sự hư hại và kéo dài tuổi thọ của hiện vật. Việc bảo quản phòng ngừa phải được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, đảm bảo các vật liệu sử dụng trong quá trình bảo quản phải được kiểm soát nghiêm ngặt căn cứ vào thông tin, kết quả nghiên cứu về vật liệu được chế tác, cứu quá trình chế tác, sự tác động của các yếu tố khí hậu, môi trường... làm hư hại hiện vật tránh cách “Bò lành chữa thành bò què”.
Việc bảo quản trị liệu càng phải được tiến hành hết sức thận trọng và kỹ hơn để không làm hư hại thêm hiện vật. Các quy định về bảo quản từ thủ tục, hồ sơ, vật liệu, kỹ thuật, các bước tiến hành cần phải thực hiện nghiêm ngặt đối với bất kỳ hiện vật nào, như đã nói ở trên về phục hồi tranh sơn dầu ở Bảo tàng Mỹ thuật Đan Mạch. Trong một số trường hợp cụ thể, nếu giải pháp phục chế chưa khả thi, thì thà giữ nguyên hiện trạng còn hơn tiến hành can thiệp vội vàng phá hủy hiện vật. Đương nhiên, việc kịp thời bảo quản là rất cần thiết, nhưng không thể vội vàng, làm cho xong dẫn đến tình trạng tệ hơn không thể cứu kiểu “Bò què chữa thành bò liệt”.
Tranh Vườn xuân Trung - Nam Bắc sau khi vệ sinh
Trước đây Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã từng thực hiện bảo quản trị liệu bức tranh sơn dầu của Họa sĩ Hoàng Trầm. Khi phát hiện mặt tranh bị nứt, nhiều mảng sơn bị cong, bong tróc, vải bố bị chùng ... Bảo tàng đã họp Hội đồng Khoa học thống nhất phục hồi lại. Sau khi trao đổi cụ thể với tác giả, Bảo tàng đã đề nghị và Họa sỹ Hoàng Trầm đã đồng ý phục hồi tình trạng trên để “cứu” bức tranh. Hơn ai hết, tác giả chính là người hiểu rõ chất liệu, quy trình sáng tác và lý do tại sao nó bị xuống cấp như vật. Sau bốn tháng, tác phẩm đã được phục hồi ở tình trạng tốt nhất trong khả năng cúa tác giả. Bảo tàng cũng đã tiến hành tương tự với tác phẩm bằng gỗ của điêu khắc gia Đinh Rú.
Công tác đào tạo chuyên ngành bảo quản ở Việt Nam hiện nay gần như chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các bảo tàng. Dù chuyên ngành có đào tạo tại một số trường như Đại học Văn hóa tại Hà Nội và TP.HCM, nhưng thực tế khi ra trường các sinh viên khó có thể thực hiện được việc bảo quản hiện vật đúng nghĩa của cụm từ này. Sự chủ quan, thiếu ý thức, trách nhiệm của một số nhà quản lý và những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực này cũng là một vấn nạn. Sự thiếu thốn và lạc hậu của các trang thiết bị và cơ sở vật chất cũng là một trong những cản trở của công tác bảo quản hiện vật. Cứ thử kiểm tra một vòng qua các kho, khu trưng bày hiện vật các bảo tàng thì sẽ thấy thực trạng này như thế nào!
Việc tác phẩm Vườn xuân Trung - Nam Bắc, một bảo vật quốc gia bị xâm hại khi làm vệ sinh phòng ngừa và có thể còn nhiều “sự cố” đã xảy ra chưa bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc lỏng lẻo trong quản lý, thiếu trách nhiệm của các cấp, sự đầu tư chưa tương xứng và sự chủ quan hay thiếu ý thức của những người làm công tác bảo quản. Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa đâu của riêng ai, mà là của tất cả cộng đồng, trong đó vai trò của các nhà quản lý, các chuyên gia, những người làm trực tiếp là quan trọng.
Thực tế, vấn đề thành lập một Trung tâm phục chế tại TP. HCM đã được đặt ra nhiều năm và không dưới hai lần, nhưng cuối cùng vẫn chỉ nằm trên giấy hơn 15 năm rồi. Và đến nay Việt Nam vẫn chưa có các chuyên gia bảo quản phục chế được đào tạo chuyên sâu như ở các nước, công tác bố trí cán bộ vẫn còn nhiều điều cần bàn, giải quyết. Nếu không có sự thay đổi, chắc chắn sẽ còn nhiều hiện vật, báu vật sẽ không còn.
Thấy gì qua một chuyến đi?
Khi sự cố xảy ra với bức tranh Vườn xuân Trung - Nam Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, tôi nhớ lại chuyến đi Đan Mạch tháng 5 năm 2014. Một chuyến đi chuyên về công tác bảo quản hiện vật với sự tài trợ của Cơ quan Văn hóa Đan Mạch, thông qua Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam. Khi hồ sơ được chấp nhận và được hỏi nguyện vọng chuyên môn cần trao đổi trong chuyến đi, tôi đã không ngần ngại đề nghị được tham quan nghiên cứu về công tác bảo quản, phục chế hiện vật. Vì theo thông tin, Đan Mạch là một trong những quốc gia có nhiều chuyên gia phục chế giỏi, có trường chuyên đào tạo nhân viên phục chế rất tốt và các trang thiết bị hiện đại …
Do thời gian không nhiều nên tôi đã cố gắng hết sức để trực tiếp tham quan, nghiên cứu ở Xưởng Phục chế của Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đan Mạch và một số bảo tàng khác.
Tại Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch (QGĐM), tôi được nghe ông Giám đốc giới thiệu khái quát về các phòng phục chế của Xưởng trong Bảo tàng: nhân sự khoảng 100 người, trong đó có 5 quản lí, 65 chuyên gia phục chế, còn lại là kỹ sư và các nhân viên phụ việc. Phạm vi hoạt động: kết hợp chặt chẽ với Xưởng Phục chế của Bảo tàng Mỹ thuật Đan Mạch, phục chế hiện vật cho Bảo tàng QGĐM, các bảo tàng trong nước và quốc tế, tư nhân. Sau ông Giám đốc, lần lượt các chuyên gia của từng khâu làm việc ở Phòng Bảo quản và Phục chế của Bảo tàng giới thiệu công việc bảo quản hiện vật tại xưởng từ 10 giờ đến tận 17 giờ. Đây là một khuôn viên rộng lớn gồm nhiều tòa nhà, các khu vực được phân chia cụ thể theo loại hình, chất liệu hiện vật: vải, giấy, gỗ, kim loại và tổng hợp.
Tiếp đó tôi dành một ngày làm việc tại Phòng Bảo quản và Phục chế của Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đan Mạch. Sau khi được gặp ông Trưởng Phòng Bảo quản và Phục chế của Bảo tàng, tôi cũng được các chuyên gia bảo quản từng khâu giới thiệu chi tiết về quy trình, chất liệu, trang thiết bị để bảo quản hiện vật. Ngày 14-5, tôi đã tự tham quan các phòng trưng bày tác phẩm mỹ thuật. Trong Bảo tàng có rất nhiều tranh quý của thời Phục Hưng và các giai đoạn tiếp theo.
Ngày 15-5 tôi tham quan Lâu đài Rosenborg - nơi lưu giữ rất nhiều báu vật của Hoàng gia Đan Mạch, Viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch và Trường Bảo quản và Phục chế. Tại Trường đào tạo bảo quản và phục chế có chương trình đào tạo rất thuyết phục. Khi tìm hiểu về chương trình dạy phục chế tại đây, sẽ thấy sự khác biệt căn bản giữa chương trình đào tạo của Việt Nam và Đan Mạch. Nơi đây có đầy đủ các trang thiết bị về bảo quản phục chế, các em học sinh được trực tiếp thực hiện chứ không chỉ học lý thuyết suông như ở Việt Nam. Nên ngay khi còn trên ghế nhà trường các em đã được học lý thuyết và thực hiện trực tiếp các khâu từ cơ bản đến chuyên sâu.
Qua mấy ngày làm việc và tham quan một số bảo tàng tại Đan Mạch, tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
- Hiện vật trưng bày trong tình trạng được bảo quản tốt, điều kiện về ánh sáng, không khí, độ ẩm được kiểm soát…
- Hiện vật luôn được kiểm soát tình trạng thường xuyên để tiến hành công tác bảo quản phòng ngừa và trị liệu kịp thời. Quy trình phục chế luôn được tiến hành nghiêm ngặt: chụp X quang, cắt lớp phân tích các chất liệu đã tạo nên hiện vật, giải pháp phục chế, chọn các nguyên liệu sử dụng và thực hiện. Hiện nay đang phục chế một số tranh sơn dầu đã hư hại rất nặng như tình trạng mất màu do nấm mốc, nứt, gãy và bong mất nhiều mảng màu.
- Mỗi tranh có thể giao cho một người hoặc một nhóm phục chế và sẽ chịu trách nhiệm trước công việc của mình về thời gian hoàn thành, chất lượng của tranh với sự kiểm soát, theo dõi của các chuyên gia và quản lý.
- Trang thiết bị cho phục chế tranh sơn dầu: Phòng rộng có bàn để có thể trải các tranh lên, các giá đặc biệt để treo tranh khi phục chế, các hóa chất để làm sạch mặt tranh, bông gòn quấn vào que, các loại cọ, lọ màu nhỏ… Tùy các hư hỏng để phục hồi lại. Làm sạch mặt tranh: dùng nước cất, dung dịch nhúng que bông gòn lấy bụi bám trên mặt tranh và sau đó phủ verni lên bảo quản. Dùng keo (như nilon mỏng) dán phía sau vết rách, có những tranh phải dán toàn bộ mặt sau tranh vì vải bố đã quá cũ và dòn sau đó dùng một lớp vải bố mới dán lên sau cùng rồi cho vào khung…
- Các chuyên gia và nhân viên ai cũng làm việc tự giác. Tôi khá ngạc nhiên khi quan sát bữa ăn trưa tại căn tin Bảo tàng Mỹ thuật thấy tất cả mọi người ăn thật nhanh trong khoảng 15-20 phút rồi đi rất vội vàng về nơi tiếp tục làm việc, không nghỉ trưa. Mỗi người tự giác, tự chịu trách nhiệm về công việc của mình và họ cũng được quan tâm về sức khỏe, môi trường làm việc. Mỗi phòng trong Xưởng Phục chế đều có hệ thống ống hút chất bảo quản để hạn chế tác động đến người sử dụng các hóa chất khi phục chế.
Nghĩ gì khi sự cố xảy ra?
Hiện vật luôn được thường xuyên kiểm soát về tình trạng và kịp thời được xử lý để hạn chế tối đa sự hư hại, xuống cấp. Nếu tiến hành bảo quản phòng ngừa và bảo quản trị liệu không đúng, không những không bảo quản được hiện vật mà còn xâm hại hiện vật, thậm chí bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong vấn đề này chính là yếu tố con người - các chuyên gia trực tiếp thực hiện các khâu bảo quản và các nhà quản lý, như đã trình bày ở trên.
Ở Việt Nam cả hai yếu tố con người và điều kiện, phương tiện khoa học kỹ thuật đang có nhiều bất cập.
Vậy nên đã có những sự cố đáng tiếc xảy ra như trường hợp gần đây nhất với bức tranh Vườn xuân Trung - Nam Bắc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Khi tiến hành vệ sinh tác phẩm sơn mài có kích thước 200 x 540cm, Bảo tàng đã xâm hại một bảo vật quốc gia, làm ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm. Công việc ghi trong hồ sơ trình Sở Văn hóa và Thể thao chỉ là “Vệ sinh phòng ngừa” và giao cho một người thợ sơn mài thực hiện. Quá trình vệ sinh tranh diễn ra từ tháng 11-2018 đến 02-2019 và làm hỏng một kiệt tác mà cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã sáng tác trong hơn 20 năm! Người thợ sơn mài đã dùng nước rửa chén Sunline để rửa lưng tranh, cũng may, vóc sơn mài rất dày nên không thấm ngược lên mặt tranh. Nhưng điều làm cho tác phẩm bị hư hại trên 30 %, như đánh giá của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm là kết quả của việc dùng bột chu và giấy nhám nhuyễn để chà lên mặt tranh làm bay mất nhiều mảng màu khiến tác phẩm mài mỹ thuật bị giảm đi nhiều giá trị. Những mảng vàng đã mất, những mảng vỏ trứng trơ ra, nhiều chi tiết quan trọng của hình bị mất là kết quả của việc vệ sinh hiện vật. Đáng lý ra, nếu thực hiện các bước như vậy, Bảo tàng phải lập kế hoạch thật chi tiết về thời gian, phương án thực hiện, vật liệu sử dụng, kỹ thuật thực hiện và người thực hiện rồi trình lên các cấp theo đúng quy định. Vì đây còn là một bảo vật quốc gia, nên cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các họa sĩ sơn mài trước khi thực hiện và cẩn thận hơn nữa thì chỉ làm thử một phần nhỏ trước khi can thiệp toàn bộ 10,8 mét vuông tranh. Thật khó tin khi bức tranh được vệ sinh trong ba tháng chứ không phải một hai ngày mà chỉ khi treo lên tường thì mới đươc phát hiện có sự sai lệch so với trước khi vệ sinh. Trong khi ở Đan Mạch, người quản lý luôn sát sao công việc của các chuyên gia, dù ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác của nhân viên rất cao.
Chế độ bảo quản phòng ngừa phải được thực hiện thường xuyên để ngăn ngừa sự hư hại và kéo dài tuổi thọ của hiện vật. Việc bảo quản phòng ngừa phải được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, đảm bảo các vật liệu sử dụng trong quá trình bảo quản phải được kiểm soát nghiêm ngặt căn cứ vào thông tin, kết quả nghiên cứu về vật liệu được chế tác, cứu quá trình chế tác, sự tác động của các yếu tố khí hậu, môi trường... làm hư hại hiện vật tránh cách “Bò lành chữa thành bò què”.
Việc bảo quản trị liệu càng phải được tiến hành hết sức thận trọng và kỹ hơn để không làm hư hại thêm hiện vật. Các quy định về bảo quản từ thủ tục, hồ sơ, vật liệu, kỹ thuật, các bước tiến hành cần phải thực hiện nghiêm ngặt đối với bất kỳ hiện vật nào, như đã nói ở trên về phục hồi tranh sơn dầu ở Bảo tàng Mỹ thuật Đan Mạch. Trong một số trường hợp cụ thể, nếu giải pháp phục chế chưa khả thi, thì thà giữ nguyên hiện trạng còn hơn tiến hành can thiệp vội vàng phá hủy hiện vật. Đương nhiên, việc kịp thời bảo quản là rất cần thiết, nhưng không thể vội vàng, làm cho xong dẫn đến tình trạng tệ hơn không thể cứu kiểu “Bò què chữa thành bò liệt”.
Trước đây Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã từng thực hiện bảo quản trị liệu bức tranh sơn dầu của Họa sĩ Hoàng Trầm. Khi phát hiện mặt tranh bị nứt, nhiều mảng sơn bị cong, bong tróc, vải bố bị chùng ... Bảo tàng đã họp Hội đồng Khoa học thống nhất phục hồi lại. Sau khi trao đổi cụ thể với tác giả, Bảo tàng đã đề nghị và Họa sỹ Hoàng Trầm đã đồng ý phục hồi tình trạng trên để “cứu” bức tranh. Hơn ai hết, tác giả chính là người hiểu rõ chất liệu, quy trình sáng tác và lý do tại sao nó bị xuống cấp như vật. Sau bốn tháng, tác phẩm đã được phục hồi ở tình trạng tốt nhất trong khả năng cúa tác giả. Bảo tàng cũng đã tiến hành tương tự với tác phẩm bằng gỗ của điêu khắc gia Đinh Rú.
Công tác đào tạo chuyên ngành bảo quản ở Việt Nam hiện nay gần như chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các bảo tàng. Dù chuyên ngành có đào tạo tại một số trường như Đại học Văn hóa tại Hà Nội và TP.HCM, nhưng thực tế khi ra trường các sinh viên khó có thể thực hiện được việc bảo quản hiện vật đúng nghĩa của cụm từ này. Sự chủ quan, thiếu ý thức, trách nhiệm của một số nhà quản lý và những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực này cũng là một vấn nạn. Sự thiếu thốn và lạc hậu của các trang thiết bị và cơ sở vật chất cũng là một trong những cản trở của công tác bảo quản hiện vật. Cứ thử kiểm tra một vòng qua các kho, khu trưng bày hiện vật các bảo tàng thì sẽ thấy thực trạng này như thế nào!
Việc tác phẩm Vườn xuân Trung - Nam Bắc, một bảo vật quốc gia bị xâm hại khi làm vệ sinh phòng ngừa và có thể còn nhiều “sự cố” đã xảy ra chưa bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc lỏng lẻo trong quản lý, thiếu trách nhiệm của các cấp, sự đầu tư chưa tương xứng và sự chủ quan hay thiếu ý thức của những người làm công tác bảo quản. Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa đâu của riêng ai, mà là của tất cả cộng đồng, trong đó vai trò của các nhà quản lý, các chuyên gia, những người làm trực tiếp là quan trọng.
Thực tế, vấn đề thành lập một Trung tâm phục chế tại TP. HCM đã được đặt ra nhiều năm và không dưới hai lần, nhưng cuối cùng vẫn chỉ nằm trên giấy hơn 15 năm rồi. Và đến nay Việt Nam vẫn chưa có các chuyên gia bảo quản phục chế được đào tạo chuyên sâu như ở các nước, công tác bố trí cán bộ vẫn còn nhiều điều cần bàn, giải quyết. Nếu không có sự thay đổi, chắc chắn sẽ còn nhiều hiện vật, báu vật sẽ không còn.
Bài và ảnh: TS Mã Thanh Cao