Tu bổ, tôn tạo hệ thống kè, bờ ao di tích đình Hương Trầm
Đình Hương Trầm là một trong 4 ngôi đình lớn của phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo cuốn ngọc phả chữ Hán còn lưu tại đình viết tháng 5 năm Tự Đức thứ 5 (1852), đình Hương Trầm thờ 3 vị: Quý Minh đại vương, Quốc Mẫu thánh phi đại vương, Càn Nương Bảo Hoa công chúa. Đây là các nhân vật thời Hùng Vương thứ 18.
Đình Hương Trầm ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: internet)
Hương Trầm - tên tục gọi kẻ Trằm là một vùng đất ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá phi vật thể của vùng đất Tổ. Nơi đây nằm cách không xa các di chỉ khảo cổ học nổi tiếng như Di chỉ Gò Hào (Quất Thượng), Di chỉ Đồi Giàm (Lâu Thượng) cùng rất nhiều di chỉ khảo cổ khác trên địa bàn thành phố Việt Trì thuộc thời kỳ tiền Hùng Vương và Hùng Vương. Các di chỉ khảo cổ học này cùng hệ thống di tích thờ tự và các lễ hội, truyền thuyết, tập tục… ở Việt Trì đã góp phần minh chứng cho sự tồn tại của Kinh đô Văn Lang thời các vua Hùng, trong đó Hương Trầm cũng là một địa danh ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống liên quan đến kinh đô Văn Lang.
Trước đó, UBND tỉnh Phú Thọ đã có Tờ trình số 1881/TTr-UBND ngày 20-05-2016 gửi Bộ VHTTDL về việc đề nghị thỏa thuận chủ trương lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo hệ thống kè, bờ ao Di tích đình Hương Trầm, Phú Thọ.
P.V