Lễ hội đền Độc Cước, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng biển Sầm Sơn
Di tích đền Độc Cước đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962 và đưa đền Độc Cước vào danh mục những di sản cần được bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng
Tương truyền, xưa kia Thần Độc Cước đã tự xẻ đôi thân mình, một nửa ra khơi dẹp loài thủy quái, một nửa đứng trên đầu núi Trường Lệ ngày đêm canh giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân chài Sầm Sơn. Ghi nhớ công ơn thần, người dân nơi đây đã dựng nên Đền Độc Cước để nhân dân cúng tế.
Cũng theo sử sách ghi lại, Đền Độc Cước được xây dựng từ thế kỷ XIII được các triều đại sắc phong “Thượng đẳng phúc thần”. Di tích Độc Cước được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962.
Trải hàng trăm năm, tại di tích diễn ra nhiều lễ hội lớn nhỏ, trong đó đặc biệt phải kể đến: Lễ hội Cầu Phúc (16-2 âm lịch) và lễ hội bánh chưng bánh giầy (12-5 âm lịch). Gắn liền với tín ngưỡng tâm linh, hai kỳ lễ hội diễn ra thường niên thu hút đông đảo người dân và du khách về với Di tích đền Độc Cước.
Lễ hội Đền Độc Cước đã tôn vinh, lưu giữ các giá trị tinh thần tốt đẹp, độc đáo của cư dân nông nghiệp lúa nước và cư dân đánh cá ven biển, phản ánh bản sắc cộng đồng của ngư dân Sầm Sơn. Với những giá trị tiêu biểu đó, Lễ hội Đền Độc Cước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phí vật thể quốc gia.