Âm nhạc Chăm và Nhã nhạc Nhật Bản

Thời kỳ Nara vào thế kỷ thứ VIII mang đặc trưng bởi nhiều xu hướng quốc tế. Chính phủ đã sử dụng các hệ thống xã hội và văn hóa đến từ nhiều nước Châu Á khác nhau. Kể từ đó, ở Nhật Bản âm nhạc cung đình nói chung được gọi là Gagaku. Chữ Trung Quốc có tên là Ga và Gaku, tương ứng với hai từ tiếng Việt là Nhã và Nhạc.

Chính phủ Nhật đã thành lập một cơ quan để quản lý và lưu truyền các phong cách gagaku khác nhau: cơ quan này có tên là gagakury, gagaku ở Nhật Bản bao gồm nhiều phong cách âm nhạc bắt nguồn từ các nước Châu Á khác nhau. Phong cách âm nhạc có tên là rinyugaku là một trong những phong cách trong nhạc cung đình gagaku. Về mặt lịch sử nó được coi bắt nguồn từ phong cách âm nhạc Chăm hay Chămpa.

Năm 752 chùa Đông Đại ở Nara tiến hành lễ “khai nhãn” cho tượng đại Phật. Vào dịp đó, hơn 10.000 nhà sư và nhạc sĩ đã cầu kinh và múa được đệm bởi nhiều phong cách âm nhạc Châu Á. Người ta nói rằng, các tiết mục rinyugaku cũng được biểu diễn hôm đó.

Mười một năm sau - vào năm 763, rinyugaku đã được biểu diễn trong một bữa tiệc cung đình phục vụ các khách quốc tế và quan chức cao cấp. Năm 809, cơ quan gagakuryô đã chỉ định hai nhạc sĩ bậc thầy chịu trách nhiệm quảm lý rinyugaku. Ở đây cũng cần bổ sung thông tin rằng các chùa Phật giáo đặc biệt là chùa Đại An đã đóng vai trò truyền tải rinyugaku.

Nhã nhạc Nhật Bản (Ảnh: TL)

Từ những dữ liệu này, chúng ta hiểu rằng rinyugaku đã chiếm một vị trí quan trọng trong các vốn tiết mục của âm nhạc cung đình gagaku nói chung. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa rõ ràng là rinyugaku đã được truyền đến Nhật như thế nào. Có một truyền thuyết tồn tại từ thời Trung cổ đến thời Tiền hiện đại cho rằng rinyugaku đã được một nhà sư người Chăm tên là Phật Triết mang sang. Ông cũng được kể là đã được đến Nhật Bản cùng một nhà sư Ấn Độ tên là Bồ Đề Tiên Na. Chúng tôi có thể tìm thấy tên nhà sư Ấn Độ trong tài liệu lịch sử chính thống, nhưng rất tiếc lại không tìm thấy hồ sơ về Phật Triết.

Mặc dù hiện nay rất khó để làm sáng tỏ truyền thuyết này, nhưng rinyugaku đã được coi là tiết mục quan trọng và khác biệt hẳn so với các phong cách khác. Sau đó vào thế kỷ thứ IX các tiết mục có nguồn gốc từ rinyugaku đã được phổ biến thành các phong cách âm nhạc khác gồm một số bản nhạc, nhưng vẫn được gọi là rinyugaku.

Một trong những bản nhạc đại diện cho vốn tiết mục này là “Batô”. Theo các ghi chép lịch sử, bản nhạc này được biểu diễn tại buổi lễ “khai nhãn” ở chùa Đông Đại 752. Vì bản này rất phổ biến ở Nhật Bản nên nó được lan truyền từ cung đình đến nhiều tỉnh, thành. Thậm chí ngày nay bản nhạc này thường xuyên được biểu diễn tại cung đình ở các tỉnh, thành Nhật Bản. Năm 2006, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết của Việt Nam khi sang thăm Nhật Bản, Hoàng  cung đã mở tiệc và yêu cầu nhạc sĩ của Hoàng gia biểu diễn bản nhạc này cùng một dàn nhạc.

Tôi cũng muốn chỉ ra lý do về sự phổ biến của bản nhạc này. Trước tiên là về trang phục, thứ hai là về phong cách múa, thứ ba là về nội dung và thứ tư là về âm nhạc.

Nhã nhạc Nhật Bản (Ảnh: TL)

Trước tiên, vũ công của tiết mục này phải đeo một chiếc mặt nạ và mặc một loại vải đặc biệt. Trang phục này được gọi là ryôtô, kiểu như một chiếc tạp dề hay một chiếc áo ghilê được mặc chùm qua một chiếc áo choàng ngoài. Người ta nói rằng, trang phục này làm từ da cừu được mặc bởi những vũ công cổ đại hoặc những chiếc áo vest quân sự. Nhưng điều này cũng hàm ý trang phục vũ công phải có nguồn gốc từ một nơi có thời tiết lạnh.

Thứ hai, phong cách múa được phân loại từ hisirimai, tên là múa chạy running dance. Phong cách của nó tương đối năng động so với các điệu múa gagaku bình thường.

Thứ ba, nội dung cốt chuyện có quan hệ chặt chẽ với phong cách múa. Có hai câu chuyện khác nhau. Các nguồn của Trung Quốc giải thích rằng điệu múa này có nguồn gốc từ Tây Á hoặc Trung Á. Đây là câu chuyện về người con trai của “barbarian” bị giết bởi một con thú hoang. Người con trai đã đi truy tìm con thú và cuối cùng đã giết chết được con thú đó. Vì thế, điệu múa này được cho là điệu múa vui vẻ mừng chiến thắng trả được thù. Tuy nhiên, vào thời kỳ Trung cổ ở Nhật Bản, lại xuất hiện một câu chuyện khác đó là một công chúa Trung Quốc đã biến thành một con quỷ vì cô ta quá ghen tuông. Cô ta đã bị giam trong một tháp. Nhưng cô ta đã trốn thoát và múa điệu múa này để mừng sự tư do.

Âm nhạc trong Lễ hội Chăm (Ảnh: TL)

Mặc dù hai câu chuyện là khác nhau, nhưng chúng ta đều có chung một đặc diểm là mừng vui. Đây là một đặc điểm cơ bản của điệu múa này giúp truyền tải điệu múa nhanh chóng tới các tỉnh, thành ở Nhật Bản.

Thứ tư, là về âm nhạc. Bản nhạc này có thể được biểu diễn theo hai cách khác nhau kiểu kangen, là một dàn nhạc chơi không múa và kiểu bugaku, có múa được đệm bởi dàn nhạc. Dàn nhạc cho kangen gồm các nhạc cụ dây trong khi dàn nhạc cho bugaku không có các nhạc cụ dây.

Bản bugaku gồm có ba phần: đoạn nhạc khi vũ công đi vào theo nhịp tự do; một khúc dạo đầu ngắn theo nhịp tự do; một đoạn chính với cấu trúc nhịp thơ.

Vào thế kỷ XX một số nghiên cứu về rinyugaku đã được tiến hành bởi các học giả như Tuda, Takakusu, Demíeville và Nelson. Có một số bất đồng về mối quan hệ giữa gagaku Nhật Bản và nhạc Chăm. Ví dụ, học giả Demieville cho rằng nguồn gốc của rinyugaku Nhật Bản không thể từ Chăm mà từ Campuchia.

Âm nhạc trong Lễ hội Chăm (Ảnh: TL)

Tuy nhiên, sẽ là phi lý nếu hoàn toàn phủ nhận những mối liên hệ giữa hai nền văn hóa. Để tiếp cận theo một cách mới, chúng ta dành vài phút để tìm ra phong cách của hai đặc điểm này. Giáo sư Mita Noriaki đã xem các buổi biểu diễn các tiết mục âm nhạc và múa Chăm đã chỉ ra rằng cách chuyển động của tay, một nét đặc thù của điệu Bato lại thường được sử dụng trong các điệu múa Chăm đương đại. Tương tự các bạn có thể tìm thấy một số đặc điểm chung trong hai phong cách này.


GS Tokumaru Yosihiko

Top