Lễ hội mừng năm mới ở Peru
Trong đêm Giao thừa, người Peru có thói quen ghé thăm một cửa hàng tạp hóa. Thông thường, họ chọn một vài quả chanh, một túi đậu lăng, một ít lúa mì và một vài que quế. Tuy nhiên, những nguyên liệu này không phải để làm thực đơn phục vụ cho bữa ăn mà đó chỉ là cách thức để đạt được sự thành công trong năm tới. Người dân xứ núi Andes thường chạy xung quanh nhà với một vali, cặp xách, hoặc ba lô (dành cho những chuyến du lịch) trống rỗng vào lúc nửa đêm, với hy vọng sẽ may mắn có cơ hội được đi thăm thú nhiều nơi trong năm tới. Sau vòng thứ nhất, họ lại chạy xung quanh nhà lần nữa nhưng theo chiều ngược lại.
Quang cảnh lễ hội đón mừng năm mới ở Peru.
Người Peru có phong tục mở cửa để chào đón năm mới vào nhà mình. Tuy nhiên, họ mong muốn đối tượng bước qua ngưỡng cửa vào nhà đầu tiên từ đường phố là một hoặc nhiều người đàn ông. Người dân bản địa quan niệm rằng, một người phụ nữ “xông nhà” dịp Tết thì họ sẽ không may mắn trong cả năm đó. Trong ngày đầu năm mới, họ ghé thăm các pháp sư ở Bắc Peru. Để tránh bị sự quấy rầy bởi các linh hồn và quỷ dữ, người Peru thường thanh tẩy thân thể bằng một số loại hoa cúc do pháp sư ban tặng. Họ có thể được khỏa thân hoàn toàn và sau đó các pháp sư phun nước từ miệng của mình lên người họ.
Không khí ngày đầu năm thật náo nhiệt với pháo hoa chiếu sáng hoặc súng bắn vào không khí. Nhiều người mang đến lễ hội một cây nến đang cháy với ý niệm đón chào năm mới và thông điệp của hòa bình, sự hòa hợp trong gia đình. Cây nến cần được thắp sáng cho đến khi cháy hết.
Người Peru đặt vôi vào bốn góc nhà mình với suy nghĩ sẽ tống tiễn năng lượng xấu đi. Họ thả đậu lăng, lúa mì và bột quế vào túi của bạn bè cùng những người xa lạ và may mắn sẽ trở lại với họ. Đậu lăng sẽ mang đến tiền bạc, sự bội thu lúa mì và quế. Gạo sẽ được rắc theo các khung cửa của phòng khách chuẩn bị cho đám cưới của một thành viên gia đình trong năm sắp tới. Chủ nhân của thành phố Machu Picchu cổ quan niệm, việc rắc gạo xung quanh nhà sẽ mang lại tiền bạc, may mắn và có thể sinh sản. Những người có học vấn cao hoặc thành đạt nhất trong gia đình bao giờ cũng được trao nhiệm vụ viết 5 điều ước của mọi người và ngâm nó trong một ly sâm-banh. Ở một vài nơi, người dân có ý thích tặng ai đó vàng (hoặc trang sức) bằng cách đặt chúng vào ly sâm-banh rồi mời họ uống.
Khoai tây là một thực phẩm quan trọng của Peru. Một truyền thống đặc biệt của họ ngày cuối năm là việc đặt ba củ khoai tây dưới ghế sofa: một củ bị bóc vỏ, một củ bị lột vỏ một phần và củ còn lại còn nguyên vỏ. Vào thời điểm sau Giao thừa, một củ khoai tây được chọn bất chợt (trong bóng đêm) sẽ cho biết về tài chính năm đó của gia đình đó. Sự lựa chọn đem lại dự đoán những gì sẽ diễn ra trong năm mới: Khoai tây còn vỏ đem đến sự thịnh vượng và tiền bạc; nếu bắt phải củ khoai bong vỏ một phần, gia đình đó sẽ có một năm bình thường và thật không may mắn nếu nhặt phải củ khoai tây không còn vỏ, bởi đó sẽ là một năm không có tiền.
Người Peru mong muốn sự đói nghèo sẽ ra khỏi cuộc sống của họ cùng năm cũ. Ngày đầu năm, họ thường ném một nắm đậu lăng hoặc mười hai đồng tiền hoặc xu qua vai của mình vào lề đường hoặc hè phố. Điều này tượng trưng cho việc ném đi sự nghèo đói của năm trước, để rồi họ lại vô tình nhặt được ở đâu đó mười hai đồng tiền và đấy chính là may mắn mà năm mới mang cho họ.
Những con búp bê được làm từ quần áo cũ, gỗ, giấy cac-ton hoặc búp bê bằng giẻ rách là hình ảnh hiển thị cho năm cũ. Người Peru đốt nhân vật đại diện này lúc nửa đêm (có thể trên đống lửa ở gia đình, có thể là trên đường phố) với ý nghĩa tượng trưng cho việc xóa bỏ tất cả năng lượng tiêu cực, những xui xẻo của năm cũ và chuyển sang một năm mới tràn đầy hy vọng. Một số búp bê không chỉ đại diện cho năm cũ mà lại là hình ảnh của người nổi tiếng của quốc gia đã gây tranh cãi trong năm qua, có thể đó là một chính trị gia hoặc vận động viên thể thao.
Khi có nhu cầu về tiền bạc vào năm mới, những chủ nhân của dãy núi Andes sẽ đặt đậu vào túi của mình vào lúc Giao thừa đón năm mới. Họ chào mừng năm với một số tiền mặt trong tay hoặc đặt một đồng xu vào mỗi chiếc giày và sau đó việc đeo chúng sẽ mang lại chủ nhân của nó sự giàu có trong năm mới.
Trong dịp Tết, người Peru luôn thay đổi quần áo để tăng cường mối quan hệ với đối tác, trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc mặc đồ lót mới. Y phục mới cần có màu sắc tốt lành, bởi nó sẽ đại diện cho điều gì đó mà chủ nhân của chúng mong muốn trong năm sắp tới. Theo quan niệm của chủ nhân dãy núi Andes, mang trang phục màu trắng trên người để phòng tránh bệnh tật; đồ lót màu vàng mang lại sự may mắn và hạnh phúc; nhu cầu về tiền bạc thì chủ nhân của chúng nên chọn màu xanh lá cây; màu đỏ dành cho tình yêu và trắng tượng trưng cho sức khỏe hoặc khả năng sinh sản. Một phổ biến trong năm mới ở Peru là việc sử dụng đồ lót màu vàng với quan niệm chúng sẽ thu hút năng lượng tích cực cho năm tới. Và theo truyền thống, đồ lót phải được mặc ra ngoài và ngay sau phút Giao thừa năm mới.
Thưởng thức những trái nho dịp Tết là một trong những nghi thức nổi tiếng của Peru. 12 quả nho nên ăn trong thời gian đếm ngược cuối cùng của năm cũ, trong đó: 6 quả màu xanh và 6 quả kia màu tím. Ngay khi đồng hồ điểm 12 giờ mỗi người cần nhanh chóng ăn từng trái một và gọi tên của mỗi tháng đi kèm với một ước muốn nho nhỏ. Sau khi ăn xong 12 quả nho đại diện cho 12 tháng của năm sắp tới, họ sẽ ăn quả thứ 13 với hy vọng đón nhận sự may mắn cùng một năm mới thịnh vượng.
Thưởng thức những trái nho dịp Tết là một trong những nghi thức nổi tiếng của Peru
Đón chào năm mới, người Peru thường tắm tinh chất để thanh tẩy tâm hồn. Mọi người tham gia vào một truyền thống được gọi là Baño de flores (tắm hoa). Tùy thuộc vào những gì họ đang mong muốn, họ thả hoa của một màu nhất định (ví dụ: hoa hồng cho tình yêu) vào một bồn nước tắm. Tồn tại một quan niệm truyền thống khác ở Peru khi cho rằng, để có sự thịnh vượng kinh tế, mọi người nên rửa tay bằng rượu sâm-banh và đường vào lúc nửa đêm.
Hầu hết những người trẻ tuổi ở Peru, sau khi đã thưởng thức bữa ăn tối ở nhà, họ thường tập trung thành các nhóm trên những đường phố hoặc đi đâu đó - có thể là một quán bar hay hộp đêm. Nhà hàng La Costanera gần San Francisco hay tiến hành rung chuông trong năm mới với phong cách của lễ hội Peru. Quán bar của nhà hàng Pisco phục vụ cocktail Peru truyền thống, bia từ khắp nơi trên thế giới, một loại rượu vang và đồ uống không chứa cồn chúc mừng năm mới.
Những người lớn tuổi trong gia đình thường đón năm mới ở nhà với nến được thắp sáng. Họ tổ chức một bữa tiệc với âm nhạc Peru truyền thống và rượu pisco chua cùng bạn bè và gia đình. Sau một bữa tối ngon miệng vào đêm Giao thừa, họ theo dõi các đài phát thanh và truyền hình Peru công bố và tham gia đếm ngược thời gian để cùng bước sang năm mới.
Tắm hoa là một nghi thức truyền thống đón năm mới ở Peru.
Rung chuông đón năm mới là một trong những lễ hội phổ biến nhất tại Peru. Pháo hoa sẽ được bắn lên ở quảng trường chính. Vào đêm Giao thừa, người dân bản địa sẽ tham dự một bữa tiệc ở đâu đó trong thành phố. Tại Lima và Cusco, mọi người tập trung ở Plaza de Armas. Người dân đứng trên ban công nhìn ra quảng trường và du khách tụ tập ở quảng trường chờ đợi màn bắn pháo hoa vào lúc nửa đêm.
Thực phẩm truyền thống của Peru, bia và đồ ngọt là loại hàng rong phổ biến trong thời điểm này trên các đường phố. Không giống như các bữa tiệc Giáng sinh, người Peru ăn tối đón năm mới rất đa dạng và kéo dài trong vài giờ. Đó thường là các bữa tiệc lớn với các món ăn yêu thích như: gà tây, thịt lợn nướng, kèm theo một loạt các món salad và cơm. Khi đồng hồ điểm nửa đêm, tất cả mọi người ôm và hôn nhau với lời chúc tốt đẹp. Rượu sâm-banh, rượu vang hay rượu Pisco vị chua được bật ra, mọi người chúc tụng nhau trong âm nhạc náo nhiệt, pháo hoa và pháo thăng thiêng. Một cụm từ Peru rất phổ biến nói trong dịp này: “Chúng ta hãy nói lời tạm biệt năm cũ với một hồi kèn vĩ đại!” (“Vamos một despedir el año viejo con bombos y platillos” !!).
Với nhiều phong tục và lễ hội truyền thống, người dân đất nước Peru đã đón chào năm mới trong bầu không khí náo nhiệt. Những nét văn hóa này vừa mang sắc thái riêng của người bản địa và cũng vừa tiếp thu từ văn hóa truyền thống Tây Ban Nha. Mọi hoạt động diễn ra trong dịp Tết đều xuất phát từ mong muốn gặp được những điều may mắn, an lành trong ngày đầu năm mới của chủ nhân vùng núi Andes.
Bùi Thị Ánh Vân