Ai từng cứu Nhà thờ Đức Bà Paris?

Ngày 15 tháng 4 năm 2019, lúc gần 19 giờ địa phương, Nhà thờ Paris bốc nhiên cháy. Toàn bộ lực lượng cứu hỏa của Paris và ngoại ô được huy động. Ngọn lửa dập tắt nhanh chóng, nhưng tháp cao đã bị đổ sập. Cả thế giới xôn xao trước tin tòa thánh nằm giữa trái tim thủ đô ánh sáng châu Âu bị hỏa hoạn. Nhiều người đã khóc không tin đó là sự thật. Một di sản văn hóa thế giới hàng năm thu hút hơn 13 triệu người đến thăm.

Nhà thờ Đức Bà ít khách du lịch biết, là điểm cây số không của nước Pháp. Mấy hôm trước đó tôi còn dẫn một nhà sử học từ trong nước sang và chỉ cho ông chụp ảnh kỷ niệm trước cột số không. Ông cũng đến nhiều lần nhưng không để ý mốc cây số do Vua Louis thứ15 đề nghị vào năm 1769. Năm 1786 Louis thứ 16 đã ra sắc lệnh đặt cột mốc chính thức trước nhà thờ tại đó. Đến 1924, tòa thị chính Paris sau nhiều lần tranh cãi cũng đi đến quyết định đặt một tấm đồng hồng ở giữa. Nhiều người đứng chụp ảnh kỷ niệm làm cho miếng đồng màu hồng bóng lên.

Tác giả và những người bạn từ Việt Nam sang trước Nhà thờ cách đây hai tuần

Nhà thờ Đức Bà xây dựng lâu nhất thời đó kéo dài trong vòng 185 năm kể từ khi viên gạch đầu tiên được đặt năm 1163 do Đức Hoàng Alexandra 3. Nên nhiều con chiên nói "tôi không thể sống hơn 100 năm để thấy nhà thờ khánh thành". Nhà thờ này xây trên nền của 4 đền thờ nhỏ cũ.

Nhà thờ Đức Bà cổ kính

Thời kỳ công xã Paris, nhiều cuộc cách mạng đã tàn phá nhà thờ một biểu tượng của nhà thờ giữa Paris. Nhiều ý kiến tán thành phá bỏ nhà thờ để chứng minh một nước công hòa Pháp đã tách khỏi ảnh hưởng nhà thờ, và xây dựng trên nền tảng Tự do - Bình đẳng - Bác ái, một nền giáo dục hoàn toàn khách quan dân chủ phi tôn giáo. Nhà thờ bị trở nên hoang tàn. Thật may mắn nhờ có Victor Hugo, nhà thờ được tồn tại. Kiệt tác «Nhà thờ Đức Bà» ra đời năm 1831, đã cứu thánh đường. V.Hugo đã viết: "Chắc chắn, Nhà thờ Đức Bà không chỉ hôm nay mà mãi mãi là thánh đường sang trọng tuyệt vời". 

Tượng Victor Hugo trước Bảo tàng nhà V.Hugo ở Luxembourg

Cuốn sách Nhà thờ Đức Bà với nhân vật nổi tiếng thằng gù Quasimodo và cô gái du mục luôn nhảy múa trước quảng trường trước nhà thờ Đức Bà. Quasimodo một người mang thân hình xấu xí, bị bỏ rơi khi mới ra đời, sống suốt đời nương cửa nhà thờ làm người rung chuông, chính là người mang tâm hồn cao thượng sẵn sàng dù phải nhảy vào lửa để cứu cô gái du mục. Esmeralda tượng trưng cho tự do, cho nghệ thuật. Nàng hiện thân cho ánh sáng văn hóa tự do lung linh Paris. Hy sinh vì nàng chính là hy sinh vì tự do vì nghệ thuật.

Tác phẩm mang đầy ý nghĩa nhân văn thu hút được nhiều độc giả. Chính nhờ tác phẩm nổi tiếng nên tòa thị chính Paris đã quyết định trùng tu lại Nhà thờ Đức Bà năm 1843 dưới sự chỉ huy của hai nhà kiến trúc Eugène Viollet-le-Duc et Jean-Baptiste-Antoine Lassus Thật tuyệt vời nhờ tác phẩm mà một công trình lịch sử trên thế giới được cứu sống. Mỗi tác phẩm hay chính là một vũ khí hữu ích vì nhân loại. Tác phẩm được nhiều nước dựng phim, và đặc biệt dựng thành ca kịch (Opéra) nổi tiếng.

Victor Hugo được coi là vị cứu tinh của Nhà thờ Đức Bà. Tác giả của "Những người khốn khổ" đã thức tỉnh nhân loại lòng vi tha như chúa. Cây đèn nến đã thức tỉnh tâm hồn Jean Valjean. Ánh sáng của chúa.

Những người khốn khổ của Victor Hugo được giới thiệu trong Bảo tàng Cống Ngầm Paris

Từ Nhà thờ Đức Bà đi xuyên qua khu cổ Latinh đến Công viên Luxembourg nổi tiếng, nơi Marius và Codette đến đây tình tự. Nhà văn và tác phẩm của ông đã vinh danh cho những địa danh nổi tiếng của Paris. Ngay trong Bảo tàng Cống ngầm Paris cũng ghi tên ông với tác phẩm «Những người khốn khổ», với bức tranh Jean Valjean cứu Marius khỏi bãi chiến Công Xã Paris.

Những nơi ông sống đều trở thành bảo tàng. Vương quốc Luxembourg nơi ông bị đi đầy, nhà xưa của ông trở thành nơi triển lãm thu hút khách du lịch. Tượng của ông được đặt ngay bên dòng sông thơ mộng.

Tranh trong Bảo tàng Cống ngầm Paris minh họa nhân vật Jean Valjean cứu Marius

Một tuyệt tác văn học mang tính nhân văn cao đã cứu một di sản văn hóa đã cứu sống Nhà thờ Đức Bà cách đây hơn hai thế kỷ. Để nhắc đến trách nhiệm của mỗi người đối với di sản văn hóa thế giới, Đài Truyền hình Pháp sau 24 tiếng đồng hồ đã cho phát ngay tác phẩm nhạc kịch nổi tiếng «Nhà thờ Đức Bà» với những danh ca nổi tiếng.

Cống ngầm Paris nhờ Victor Hugo nổi tiếng

Màn trình diễn vở Nhà thờ Đức Bà

Ngay cống ngầm tưởng là nơi hôi thối, nhờ Victor Hugo trở thành bảo tàng thu hút du lịch. Người đọc cảm hứng thích thú với nhân vật của V.Hugo đã tò mò đến xem. Sức quyến rũ của tác phẩm mạnh đến nỗi một giáo sư văn khoa Đại học Sư phạm, bạn đồng nghiệp của tôi lần đầu tiên qua Paris nằn nì dẫn đi xem đầu tiên là Cống ngầm Paris, và theo dấu vết các nhân vật đi tham quan tiếp Nhà thờ Đức Bà và Vườn hoa Luxembourg. Vai trò văn hóa và người cầm bút đối với di sản văn hóa rất quan trọng. Không chỉ thu hút khách du lịch mà còn có chức năng bảo tồn văn hóa. Nhờ Victor Hugo, cả thế giới biết đến Paris với Nhà thờ Đức Bà, Cống ngầm Paris, Vườn hoa Luxembourg… Nhiều người nhắc đến Victor Hugo trong dịp này. Có người nuối tiếc đã từng đọc Victor Hugo nhưng chưa từng được đặt chân đến Paris đến Nhà thờ Đức Bà. Chính vì thế nhà thờ bị cháy và hủy hoại bên trong, tháp đổ, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ đã có hơn 700 triệu euros của các vài tài phiệt sẵn sàng để trùng tu di tích văn hóa. Đó chính là ước nguyện của những người có tâm hồn văn hóa. Ngay sau đó một bài thơ vô danh được truyền đi 24 ngàn người đọc nói lên khát vọng một di sản văn hóa tồn tại mãi với nhân loại:

                                                   "Bà chỉ là phụ nữ

                                                    Nhưng là của chúng tôi

                                                    Dưới ngọn lửa hung tàn

                                                    Đó là lỗi chúng tôi

                                                    Tôi không phải con chiên

                                                    Nhưng tôi không dửng dưng

                                                    Trước ngọn lửa cháy bùng 

                                                    Xin  bà, đứng sụp ngã

                                                    Lời nguyện cầu độc nhất,

                                                    Là điều ước của tôi

                                                    Bà là người cao quý

                                                   Sống mãi với chúng tôi"

Khách du lịch yêu V.Hugo đến thăm địa danh theo tiểu thuyết chính là hình thức bảo tồn di sản. Victor Hugo không chỉ cứu sống Nhà thờ Đức Bà một lần, lần thứ hai, mà mãi mãi.

Paris, 17/04/2019

Trần Thu Dung

 

 

Top