Kết thúc Kỳ họp lần thứ 40 của Uỷ ban Di sản Thế giới
Tại Kỳ họp này, Uỷ ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO dưới sự điều hành của Bà Lale Ülker, Tổng Cục trưởng Tổng cục Văn hóa và Xúc tiến nước ngoài thuộc Bộ Văn hóa Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đã xem xét công nhận 21 Di sản Thế giới mới (trong số 27 hồ sơ đề trình), gồm 12 Di sản Văn hóa, 6 Di sản Thiên nhiên và 3 Di sản hỗn hợp. Như vậy, cho đến nay tổng số di sản được ghi danh vào danh mục Di sản Thế giới lên đến con số 1.052 di sản thuộc 165 nước thành viên UNESCO.
Cũng tại Kỳ họp lần thứ 40 này, 155 di sản đã được công nhận trước đó đã được xem xét đánh giá về tình trạng bảo tồn; qua đó 5 di sản ở Lybya, 1 di sản Uzbekistan và 1 di sản ở Mali bị đưa vào vào Danh mục Di sản Thế gới lâm nguy. Đặc biệt, Di sản Trung tâm hành lễ Nan Madol của Đông Micronesia (Liêng bang Micronesia) được công nhận là Di sản Thế giới đồng thời bị liệt vào danh mục Di sản thế giới lâm nguy.
Ban Tổ chức cũng công bố Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Di sản thế giới sẽ đượ tổ chức tại Thành phố Kraców của Cộng hòa Balan vào tháng 7 năm 2017.
Thành phố đá cổ Nan Madol của Micronesia là một trong số các di sản mới được UNESCO công nhận. (Nguồn: ancient-code.com)
*12 Di sản Văn hóa được ghi danh:
Xưởng đóng tàu Hải quân Antigua và các điểm khảo cổ học liên quan (Antigua và Barbuda);
Các công trình kiến trúc của Kiến trúc sư Le Corbusier, một đóng góp nổi bật cho phong cách kiến trúc hiện đại (tại các nước: Argentina, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Sĩ)
Bia đá nghĩa trang Stećci Medieval (Bosnia và Herzegovina, Croatia, Montenegro, Serbia)
Quần thể đô thị hiện đại Pampulha (Brazil)
Cảnh quan Văn hóa nghệ thuật đá Zuojiang Huashan (Trung Quốc)
Khu khảo cổ Philippi (Hy Lạp)
Khu Khảo cổ Nalanda Mahavihara (Đại học Nalanda) tại Nalanda, Bihar (Ấn Độ)
Cầu nước cổ của người Ba Tư (Cộng hòa hồi giáo Iran)
Trung tâm hành lễ Nan Madol của Đông Micronesia (Liêng bang Micronesia)
Khu mộ đá Antequera (Tây Ban Nha)
Khu khảo cổ Ani (Thổ Nhĩ Kỳ)
Quần thể động Gorham (Vương quốc Anh và Bắc Ireland)
* 6 Di sản Thiên nhiên:
Mũi Mistaken (Canada)
Trang trại Hubei (Trung Quốc)
Sa mạc Lut (Công hòa Hồi giáo Iran)
Sườn Đông núi Tien-Shan (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan)
Quần đảo Archipiélago de Revillagigedo (Mexico)
Công viên quốc gia biển và vịnh Dungonab – Đảo Mukkawar Marine (Sudan)
* 3 Di sản hỗn hợp:
Cảnh quan Văn hóa và Thiên nhiên Ennedi Massif (Chad)
Công viên quốc gia Khangchendzonga (Ấn Độ)
Khu Ahwar ở vùng Nam Irag: Cánh quan Khu bảo tồn đa dạng sinh học và di tích của các thành phố cổ thời Lưỡng Hà (Iraq)
Có 08 di sản bị đưa vào Danh mục Di sản Lâm nguy năm 2016 và chỉ có 01 di sản được đưa ra khỏi danh mục này.
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế