Nội dung quy mô đầu tư bao gồm: Hạ giải công trình, đánh giá cụ thể các cấu kiện, đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định và nguyên tắc bảo tồn. Gia cố nền móng công trình. Phục hồi hạng mục với yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc. Bố trí điện chiếu sáng, trang trí cho công trình.
Trong đó, phương án thiết kế phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và so sánh, đối chứng, đánh giá với hồ sơ khoa học, bản vẽ kỹ thuật của di tích đã được các cấp có thẩm quyền xác nhận nhằm bảo tồn các yếu tố gốc gắn liền với công trình (hệ kết cấu khung chính và các cấu kiện không đảm bảo về yêu cầu chịu lực; hệ ván lát sàn; hệ mái lợp ngói âm ống men Thanh Lưu Ly; hệ trang trí bờ mái, bờ nóc, bờ quyết, ô hộc; toàn bộ màu c tổng thể công trình; hai câu đối khảm sành sứ ở đầu cầu).
Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu cổ (1776) ở làng Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế chừng 8km theo đường bộ về phía Đông. Cầu ngói Thanh Toàn là công trình Cầu cổ dân gian, có giá trị nghệ thuật, di tích lịch sử, văn hóa cao và được xây dựng theo kiểu thượng gia hạ kiều (trên là nhà dưới là cầu) mà hiện vẫn còn nguyên trạng. Trong đó, Cầu Ngói Thanh Toàn được xem là chiếc cầu có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam và được công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1990.
Dự kiến, thời gian thực hiện dự án Bảo tổn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn là 03 năm.
P.V