Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2017

Ngày 11-1-2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, tại 3 điểm cầu Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Sau đây là kết quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, được nêu trong “Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018”.

1. Kết quả đạt được:
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đạt được kết quả quan trọng, tôn vinh các giá trị văn hóa, góp phần hình thành sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và đất nước. Thể chế, chính sách trong lĩnh vực di sản văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý về lĩnh vực di sản văn hóa. Năm 2017, “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” đã được UNESCO vinh danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, “Hát Xoan Phú Thọ” đã được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nâng tổng số di sản được UNESCO ghi danh là 26 di sản.Tổng số di tích quốc gia hiện có 3.447 di tích (năm 2017 là 55); di tích quốc gia đặc biệt là 95 (năm 2017 là 10); bảo vật quốc gia có 142 (năm 2017 là 24); di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là 228 (năm 2017 là 37); đã có 61.669 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê trên 62/63 tỉnh, thành phố. Hệ thống bảo tàng tiếp tục được mở rộng với 159 bảo tàng, gồm 125 bảo tàng công lập, 34 bảo tàng ngoài công lập, lưu giữ trên 3 triệu tài liệu, hiện vật. Nhiều bảo tàng trong và ngoài công lập đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng tới cộng đồng và đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được triển khai, gắn với tôn vinh nghệ nhân được các địa phương ngày càng chú trọng.

2. Khó khăn, hạn chế:
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các bảo tàng đang trong tình trạng xuống cấp hoặc chưa đảm bảo công năng sử dụng.
3. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2018:
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa; chú trọng công tác sưu tầm, kiểm kê bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật và chỉnh trang cảnh quan, môi trường của các bảo tàng. Sắp xếp lại hoạt động dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu tham quan, học tập của khách tham quan. 
SỐ LIỆU CƠ BẢN CỦA NGÀNH DI SẢN VĂN HÓA NĂM 2017
1. Tổng số bảo tàng: 159.
- Bảo tàng quốc gia (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): 4.
- Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành và tương đương: 7
- Bảo tàng chuyên ngành thuộc đơn vị thuộc bộ, ngành và tương đương: 34.
- Bảo tàng cấp tỉnh: 80.
- Bảo tàng ngoài công lập: 34.
2. Tổng số hiện vật có trong các bảo tàng: +3.000.000.
3. Tổng số di tích được xếp hạng trong năm 2017: 55.
- Di tích lịch sử: 27.
- Di tích kiến trúc - nghệ thuật: 15.
- Di tích khảo cổ: 7.
- Di tích danh lam thắng cảnh: 6.
4. Tổng số di tích quốc gia đã được xếp hạng: 3.447:
- Di tích lịch sử: 1.603.
- Di tích kiến trúc - nghệ thuật: 1594.
- Di tích khảo cổ: 99.
- Di tích danh lam thắng cảnh: 151. 
5. Tổng số di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt trong năm 2017: 10.
6. Tổng số di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt: 95.
7. Tổng số bảo vật quốc gia được công nhận trong năm 2017: 24.

Cột đá chạm rồng chùa Dạm (Niên đại: Thế kỷ XI, hiện lưu giữ tại Chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: baobacninh.com.vn

8. Tổng số bảo vật quốc gia: 142.
9. Tổng số di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá quốc gia năm 2017: 37.
10. Tổng số di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: 228.

Nghi thức rước cây Đình liệu tại Lễ hội đền Lộng Khê. Ảnh: thaibinh.tintuc.vn

11. Tổng số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO ghi danh trong năm 2017: 2
- Di sản văn hóa và thiên nhiên: 0.
- Tổng số di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt: 2.
12. Tổng số di sản văn hóa được UNESCO ghi danh: 26:
- Di sản văn hóa và thiên nhiên: 8.
- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp: 12.
- Di sản tư liệu: 6.
Nguồn: Báo cáo công tác văn hoá, thể thao và du lịch năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2018 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

 

Top