PV: Thưa ông, là người từng tham gia ban nhạc Cung đình cuối thời Nguyễn, xin ông cho biết Nhã Nhạc ngày nay và Nhã nhạc trong Cung đình thời xưa có gì giống và khác nhau hay không?
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi: Nhã Nhạc ngày xưa chậm còn Nhã nhạc ngày nay có phần nhanh hơn. Bài bản thì cũng chừng đó nhưng người ta biểu diễn với tốc độ nhanh hơn làm mất bớt vẻ uy nghiêm của tính chất lễ trong nhạc.
PV: Trong quá trình truyền dạy tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông có nhận xét gì về cách học tập và rèn luyện của các nghệ sỹ tại đó?
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi: Nghệ sỹ của Nhà Hát được nhiều chuyên gia và nghệ nhân dạy, và họ cũng có nhiều cơ hội để biểu diễn cả trong và ngoài nước. Nói chung, điều kiện rèn luyện của họ rất tốt. Thế nhưng hôm nay dạy họ, tôi thấy họ tốt, nhưng một thời gian sau nghe lại, tôi thấy họ không tốt như lúc mới được học; chắc là vì họ ít đam mê.
PV: Theo ông, nghệ sỹ có tay nghề cao phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi: Năng khiếu và đào tạo bài bản cũng chẳng ích gì nếu người đó không yêu nghề. Niềm yêu thích công việc mới là động lực chính giúp nghệ sỹ trau chuốt nghề nghiệp để tay nghề ngày một cao hơn. Ngày xưa, chúng tôi không được học hành bài bản như bây giờ mà vẫn tốt đấy thôi!
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi (Ảnh: TL)
Quả thật, để Nhã nhạc trở thành niềm đam mê của mọi người, đặc biệt là giới nghệ sỹ Cung đình trẻ - những người trực tiếp bảo tồn di sản này cho thế hệ mai sau – dường như là một công việc vô cùng khó khăn. Để tìm giải pháp cho vấn đề này, chúng tôi tìm đến gia đình của Nghệ nhân Trần Kích, một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong nền âm nhạc cổ truyền của chốn Thần kinh. Nghệ nhân Trần Kích là một người được trao tặng rất nhiều danh hiệu cao quý trong sự nghiệp giáo dục và bảo tồn âm nhạc, nổi bật nhất là danh hiệu “Chiến Sỹ Văn Hóa” của Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận năm 2000, “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam công nhận năm 2003, “Nghệ sỹ Ưu Tú” của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng năm 2007, và tước hiệu “Chiến sỹ văn hóa” do Bộ Văn hóa Pháp trao tặng năm 2008. Tuy nhiên, khi bước chân đến căn nhà 34/4 kiệt 320 Bạch Đằng, thành phố Huế, nơi nghệ nhân sinh sống, lòng chúng tôi trỗi lên nổi buồn lo vô hạn cho công cuộc bảo tồn Nhã nhạc. “Báu vật nhân văn sống” này đã quá già yếu, và hầu như không còn sức lực để truyền dạy hết những tuyệt kỹ của mình cho thế hệ mai sau. Thế nhưng, chúng tôi cũng được an ủi phần nào khi tiếp xúc với Nghệ nhân Trần Thảo, là con trai chân truyền của cụ. Đây cũng là một nhân vật có “trữ lượng âm nhạc” đáng kể cần được tiếp cận.
PV: Được biết anh là một nghệ sĩ thành thạo nhiều nhạc cụ cung đình, vậy, xin anh cho biết ai là người đặt nền móng cho thành công đó?
Nghệ nhân Trần Thảo: Sau giây phút đăng quang vào tháng 11-2003, Nhã nhạc Cung đình Huế không còn là tài sản riêng của người dân chốn Kinh kỳ mà đã trở thành “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Trong một lần, trên con đường đến với Nhã nhạc, chúng tôi vinh dự được gặp gỡ và trao đổi với Nghệ nhân Lữ Hữu Thi, một trong những người hiếm hoi từng tham gia ban nhạc Cung đình cuối thời Nguyễn.
Trong thành công của tôi, cha tôi có công đầu. Ông là người đầu tiên dạy và trau chuốt từng ngón nghề để tôi được như bây giờ.
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi (Ảnh: TL)
PV: Niềm đam mê âm nhạc cung đình của anh bắt nguồn từ đâu?
Nghệ nhân Trần Thảo: Trong gia đình, tôi là thế hệ thứ tư theo nghề nhạc. Tôi được nghe nhạc từ “trong trứng”. Có thể đó là lý do khiến tôi yêu quý âm nhạc cổ truyền của Huế.
PV: Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc lâu đời, vậy cách học tập và rèn luyện âm nhạc của anh có gì khác so với những người khác?
Nghệ nhân Trần Thảo: Đúng là cách tiếp cận âm nhạc của tôi có hơi khác với những người học nhạc khác. Lúc ở trường, tôi học theo lối ký âm Tây Phương, và về nhà cha tôi dạy thêm cho tôi theo kiểu truyền khẩu. Hai cách học này bổ trợ cho nhau rất tốt.
PV: Theo anh, cách học nhạc nào hiểu quả hơn: solfège của Tây Phương hay truyền khẩu?
Nghệ nhân Trần Thảo: Cách của Tây thì khoa học hơn, nhưng nhạc cổ của mình theo kiểu ngũ cung nên những ký hiệu kiểu Tây không thể hiện hết. Vì vậy hai phương pháp này kết hợp với nhau là rất hay. Thông thường, lúc dạy tại các Nhạc Viện, tôi cũng kết hợp cả hai phương pháp.
PV: Là người đứng đầu CLB Nhã nhạc Phú Xuân, một trong những tiên phong đưa Nhã Nhạc đến với khán giả quốc tế, anh làm gì để giữ gìn kiệt tác phi vật thể này?
Nghệ nhân Trần Thảo: Tôi tìm cách cho CLB được biểu diễn nhiều nơi để vừa đảm bảo kinh tế vừa duy trì cũng như phát triển tay nghề của nghệ sỹ.
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi (người đánh trống) (Ảnh: TL)
PV: Giới nghệ sỹ trẻ hiện nay chưa thật sự yêu nghề của mình, vậy anh có cách gì để khắc phục tình trạng này không?
Nghệ nhân Trần Thảo: Suy ra từ bản thân của tôi quý vị sẽ có giải pháp. Nghe nhiều, nghe cả khi ăn, khi ngủ, khi chơi, v.v… thì âm nhạc sẽ dần đi vào máu thịt để rồi trở thành niềm đam mê thôi. Tôi cũng truyền đam mê cho 2 thằng con trai theo kiểu đó, và tôi đã thành công.
PV: Cám ơn anh, chúc gia đình anh sức khỏe để tiếp tục công cuộc bảo tồn Nhã Nhạc.
Th.S Nguyễn Tấn Tôn Nữ Ý Nhi