Gắn biển Cây Di sản Việt Nam cho 'Vương quốc Pơ mu'
Quần thể rừng Pơ Mu thuộc xã Axan và Tr’hy (Tây Giang) thuộc khu vực núi Zi’liêng, độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển, trải dài trên diện tích 250 ha, cách huyện lỵ Tây Giang khoảng 40 km về phía Tây được mệnh danh “Vương quốc Pơ mu”. Quần thể rừng quý hiếm này được người dân địa phương phát hiện trong quá trình mở đường từ năm 2011 và được người dân, cùng chính quyền bảo vệ nguyên vẹn từ đó đến nay.
Quần thể rừng Pơ Mu thuộc xã Axan và Tr’hy (Tây Giang - Quảng Nam) thuộc khu vực núi Zi’liêng (Ảnh: internet)
Quần thể rừng Pơ mu nguyên sinh quý hiếm với hơn 1.400 cây, được đánh giá là một trong những rừng cây gỗ quý hiếm nhất còn sót lại ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Các cây Pơ mu có độ tuổi khoảng 300 đến trên 1.000 tuổi, cây pơ mu lớn nhất có đường kính gần 3 mét, cao 22 mét. Trong số đó, 725 cây Pơ mu nguyên sinh tại đỉnh núi Zi’liêng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Lễ gắn biển và đón nhận Bằng công nhận “Vương quốc Pơ mu” là quần thể Cây Di sản Việt Nam. (Ảnh: internet)
Người Cơ Tu nơi đây quan niệm, Pơ mu là vật thiêng của làng, nên họ hết sức giữ gìn. Rừng Pơ mu thành Rừng cây di sản sẽ mở ra hướng phát triển du lịch cho địa phương, đồng thời góp phần bảo vệ nguyên vẹn cánh rừng nguyên sinh, quý hiếm này.
Lễ công bố Rừng cây di sản Pơ mu là một trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Chương trình khởi động năm Du lịch Tây Giang 2016. Chương trình
được diễn ra từ ngày 9 -11/5 với các hoạt động chính: công bố cây di sản pơmu; các điệu múa tâng tung - da dá, nói lý - hát lý và dệt thổ cẩm Cơ Tu trở thành Di sản văn hóa phi vật thể; làng truyền thống Cơ Tu (Tây Giang) được Liên hiệp các hội UNESCO chứng nhận bảo trợ di sản.
P.V