Du khách nước ngoài nói gì về Thánh địa Mỹ Sơn?
Thánh địa Mỹ Sơn là ngôi đền đài được xếp hạng thứ 9 trong 10 ngôi đền đài đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, nơi đây đang là địa điểm du lịch thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm của du khách thập phương.
Tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, khu du lịch Thánh địa Mỹ Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 69km mất một tiếng đi xe máy, cách Thành cổ Trà Kiệu khoảng 20km và cách Phố cổ Hội An khoảng 35km là một tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, e ấp nép mình trong một thung lũng có bán kính 2km, được bao quanh bởi núi đồi và cây cối hoang dã. Thánh địa Mỹ Sơn luôn ẩn chứa trong mình một vẻ đẹp huyền bí cuốn hút các nhà thám hiểm muốn khám phá và chinh phục. Và những thế kỷ trước, địa danh này từng được sử dụng làm nơi tổ chức, cúng tế của Vương triều Chăm Pa, cũng như là nơi chôn cất của các vị vua Chăm Pa thời đó.
Jon Algie có ấn tượng mạnh khi đến thánh địa Mỹ Sơn đẹp và cổ kính. Ảnh: Jon Algie
Theo khảo cổ học, nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern đã chia di tích của người Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Thánh địa Mỹ Sơn có đủ các dạng phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
Để tiện cho việc nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã chia các công trình kiến trúc ở Thánh địa Mỹ Sơn thành 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để dễ dàng cho việc đặt tên cho mỗi công trình theo kiểu ghép chữ cái và số: Nhóm A và A' có tên gọi là khu tháp chùa với 19 di tích. Nhóm B C D có tên gọi là Khu tháp Chợ với 12 di tích. Nhóm E và F có tên gọi là Khu tháp Bàn Cờ với 4 di tích.
Kiệt tác Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang trong mình những dấu ấn văn hóa của kiến trúc Champa mà còn mang hơi thở của kiến trúc khu vực Đông Nam Á. Tất cả các tháp Chăm đều có hình chóp. Lí giải nguyên nhân của điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, đó chính là biểu tượng của đỉnh Meru, theo quan điểm của Ấn Độ giáo là nơi cư ngụ của các vị thần Hindu.
Thánh địa Mỹ Sơn được xếp là 1 trong 10 ngôi đền đài đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Jon Algie
Theo quy luật tự nhiên, hướng mặt trời mọc là hướng Tây nên những chiếc cổng đều được xây hướng về phía Tây để đón lấy ánh nắng mặt trời. Các họa tiết trang trí ở Thánh địa Mỹ Sơn đều được điêu khắc bằng sa thạch với các hình tượng chủ yếu là những con thú có nanh nhọn và vòi dài, với ý nghĩa như bảo vệ tường thành. Ở mỗi một giai đoạn khác nhau lại mang một dấu ấn văn hóa riêng đầy ấn tượng, biểu hiện giá trị văn hóa của từng thời kì nhất định.
Nhìn tổng thể, Di tích Mỹ Sơn gồm có hai ngọn đồi đối diện nhau, đồng thời các nhánh suối đã vô tình trở thành những ranh giới tự nhiên để dễ dàng phân chia các khu thành 4 khu A, B, C, D. Ở bên trong tháp chính của Thánh địa Mỹ Sơn có thờ một bộ Linga - Yoni lớn, đây là biểu tượng cho sự phồn thực. Ở mỗi một tầng đều có hai cửa ở hai bên được trang trí hoa văn rất tinh xảo.
Kiệt tác Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang trong mình những dấu ấn văn hóa của kiến trúc Champa mà còn mang hơi thở của kiến trúc khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Jon Algie
Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang những dấu ấn kiến trúc đặc sắc riêng biệt mà còn ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần của người Chăm cực kì đặc sắc. Những vũ điệu múa Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển, độc đáo và hấp dẫn. Ngoài ra tại khu vực Thánh địa còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc khác để phục vụ du khách như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước, … Chắc chắn sẽ làm du khách hài lòng khi tham quan, trải nghiệm ở địa điểm du lịch nổi tiếng này.
Riêng đối với những ai yêu thích chụp hình, mê “sống ảo” thì đây cũng là một địa chỉ dừng chân lí tưởng để các bạn có thể lưu lại những bức hình ấn tượng nhất bởi không gian nơi đây huyền bí, bí hiểm, nhưng cũng không kém phần thơ mộng, cuốn hút, … Chắc chắn những yếu tố đó sẽ tạo nên những bức hình hoặc những thước phim đầy mê hoặc.
Bên cạnh Thánh địa Mỹ Sơn còn có nhiều địa điểm nổi tiếng được nhiều người lui tới như Nhà thờ Trà Kiệu, Đức Mẹ Trà Kiệu, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh - Champa, …
Ngoài tham quan, tìm hiểu văn hóa và thưởng thức những điệu múa của những cô gái Chăm uyển chuyển thì du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản cực kì ngon miệng mang đậm văn hóa ẩm thực của người Chăm. Đó là các món: bánh bột lọc, cơm gà Tam Kỳ, cháo lươn xanh Quảng Nam, bánh tổ, mỳ Quảng, …
Hải Chi