Cầu đá cổ làng Nôm

Về với làng Nôm, du khách được đắm mình vào một quần thể di tích cổ kính  bao gồm cổng làng, giếng nước, sân đình, chùa Nôm, chợ Nôm, những ngôi nhà cổ và độc đáo hơn cả là một di sản vô cùng đặc biệt - “Cầu Nôm”, để từ đó tìm về không gian yên bình, dân dã đậm chất làng quê Bắc Bộ xưa.

Ai về cầu đá làng Nôm
Mà xem phong cảnh nước non hữu tình

Cầu đá làng Nôm như một biểu tượng của người dân làng Nôm vậy, gần như các câu ca dao tục ngữ về làng Nôm xưa đều được thông qua biểu tượng chính là cây cầu này. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, chiếc cầu đá cổ hơn 200 năm này được các nhà nghiên cứu đánh giá là một công trình độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.

Xuôi theo Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng khoảng 30 cây số là đến làng Nôm, thuộc địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Một ngôi làng cổ trù phú với quần thể di tích lịch sử văn hóa độc đáo vẫn còn giữ nguyên những nét cổ kính của làng quê Việt Nam.

Cầu đá làng Nôm ở Văn Lâm - Hưng Yên.

Nằm cách phố Hiến (thành phố Hưng Yên) nức tiếng một thời hơn năm chục cây số, đi qua những con đường nhựa mới xen những đoạn đường đất mịt mù bụi đỏ là được thụ hưởng không gian thân mật của ngôi làng cổ đã nằm yên ổn hàng trăm năm nay tại đây. Về với làng Nôm, du khách được đắm mình vào một quần thể di tích cổ kính  bao gồm cổng làng, giếng nước, sân đình, chùa Nôm, chợ Nôm, những ngôi nhà cổ và độc đáo hơn cả là một di sản vô cùng đặc biệt - “Cầu Nôm”, để từ đó tìm về không gian yên bình, dân dã đậm chất làng quê Bắc Bộ xưa.

Cầu Nôm là cây cầu đá bắc ngang dòng sông Nguyệt Đức, là điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, chiếc cầu đá cổ gần 200 năm tuổi của làng Nôm đã được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.

Vào thế kỷ XVI, cây cầu này được làm bằng gỗ lim. Để đảm bảo chắc chắn và thuận tiện cho người dân đi lại, thời Tự Đức (1848- 1883) cầu được thay hoàn toàn bằng đá. Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng đá xanh nguyên khối, gắn khít nhau một cách hoàn hảo. Những phiến đá lớn được các nghệ nhân đục đẽo rất công phu. Nhiều nhà nghiên cứu về làng đều trầm trồ trước vẻ đẹp và sự bền vững của cây cầu này.

Cầu chỉ rộng hơn 1 mét nhưng vẫn là nơi bà con trong làng đi lại hàng ngày.

Cầu chỉ rộng hơn 1 mét nhưng vẫn là nơi bà con trong làng đi lại hàng ngày. Cầu được xây 9 nhịp, theo quan niệm của người xưa số 9 tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn. Chân cầu là những cột đá hình trụ, không đều nhau được đẽo thô để gác dầm cầu. Dầm cầu hình chữ nhật. Mặc dù thời gian đã làm cầu bị rêu mốc và cây leo bám nhưng những nét văn hoa cổ tinh tế của cầu vẫn rất dễ quan sát. Mỗi dầm cầu được chống đỡ bởi ba cột đá. Các mỏm đá dầm cầu được chạm trổ vân mây khá tinh xảo. Đây là một loại họa tiết thường sử dụng để trang trí trong kiến trúc cổ, biểu trưng cho vận tốt và phúc lành. Mố cầu được gia cố vào năm 1942 bằng bê tông.

Nét đặc biệt trong cách xây dựng của cầu đá làng Nôm là mặt cầu, dầm cầu và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có vật liệu liên kết như vôi vữa hay đinh ốc như những cây cầu hiện đại. Mặc dù mặt cầu, mố cầu và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có vật liệu liên kết, dù vậy, sau hai thế kỷ tồn tại, cây cầu vẫn bền vững. Điều đó cho thấy trình độ thiết kế, gia công vật liệu và thi công cầu của những người thợ xưa rất đáng nể phục. Ngày nay, hàng trăm lượt người cùng các phương tiện cơ giới vẫn qua cầu mỗi ngày. 

Bước qua 9 nhịp cầu trên phiến đá xanh hơn 200 năm tuổi bắc qua sông Nguyệt Đức, con đường dẫn đến chợ Nôm. Chợ Nôm ngày nay không còn hình ảnh lò rèn dưới gốc cây đa, bà cụ nhai trầu móm mém bên những những cái rá cái rổ đan bằng tay. Thế nhưng những mái ngói âm dương, những gian chợ dưới bức tường gạch đỏ xiêu vẹo vẫn khiến ta ngỡ như mình đang đi ngược thời gian trở về mấy mươi năm về trước.

Cây cầu đá không chỉ nối đô i bờ giúp người dâni, không chỉ là một công trình giao thông mà còn là điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng Nôm. Đi qua cây cầu đá, bước chân tới ngôi làng cổ để thấy hết được nếp sống, nếp sinh hoạt, văn hóa, hồn dân tộc của một vùng quê thuần phác đồng bằng Bắc Bộ...

Trần Hoàng

Top