Cánh đồng Chum: Đi ra từ truyền thuyết

Trải dài hàng ngàn mét men theo triền đồi dọc cao nguyên Mương Phuôn; và về cuối phía Bắc của dãy núi Trường Sơn. Cánh đồng Chum là một khu vực văn hóa lịch sử nổi tiếng của du lịch Lào; nơi đây rộng khoảng 25ha, nơi hiện diện 1.969 cái chum lớn, nhỏ; được phân bố tại 52 địa điểm chính. Cả nghìn năm nay, những chiếc chum đá vẫn lặng lẽ nhẫn nại chôn chân trên cánh đồng. Bí ẩn và hiện hữu cùng thời gian. Thuở nào xa xưa, cánh đồng đã chứng kiến sự ra đời và tồn tại của những chiếc chum đá? Đá ngàn đời vẫn lặng lẽ ôm giấu sự thật mà chẳng hề cất lời.

Cánh đồng Chum ở đâu?

Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, Bắc Lào; đến nay vẫn là thách thức với giới khảo cổ Lào và quốc tế. Chưa rõ những chiếc chum có đến cả 1.000 năm tuổi đó được làm ra như thế nào? Nằm ở đó từ bao giờ, được dùng vào việc gì? Và tại sao lại chỉ có ở một nơi duy nhất trên thế giới là Xiêng Khoảng.

Cánh đồng Chum tại Lào

Cách đồng Chum ước có khoảng 1.969 chiếc chum, nằm rải rác tại 52 địa điểm ở tỉnh Xiêng Khoảng; chiếc lớn nhất được tìm thấy cao 3m, chiếc nặng nhất tới 14 tấn; còn phần lớn cao chừng 1 đến 2m. Hiện có ba điểm được đưa vào khai thác du lịch gồm Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua.

Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ; những chiếc chum như những quân cờ cao thấp nhấp nhô thật kỳ thú. Khi đến gần mới thấy chúng nằm lẫn lộn vào nhau không theo quy luật sắp xếp nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Hình dạng cũng không đa dạng: Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa…

Xiêng Khoảng tiếp giáp với những khu vực nào?

Nằm ở Đông Bắc Lào, phía Đông giáp tỉnh Nghệ An của Việt Nam, phía bắc giáp Luông Pha-bang và Hủa Phăn; phía Tây - Nam giáp Thủ đô Viêng Chăn, Xiêng Khoảng là vùng cao nguyên rộng lớn với diện tích gần 17 nghìn km2; và ở độ cao hơn 1.100 m so mực nước biển. Khí hậu quanh năm mát mẻ cùng những đồng cỏ, đồi thông xanh ngút ngàn; xen lẫn những ruộng lúa, nương ngô đã làm cho Xiêng Khoảng có một vẻ đẹp  hoang sơ và thanh bình.

Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ với quân cờ là những cái chum lổn ngổn trông rất kỳ lạ

Cánh đồng Chum nằm giữa trung tâm tỉnh Xiêng Khoảng có các dòng sông lớn Nặm Ngừm, Nặm Nơn, Nặm Mặt; và nhiều khe suối nhỏ, nguồn nước trong suốt. Những chiếc chum đá hàng nghìn năm tuổi như thách thức với thời gian, kiêu hãnh và huyền bí. Bởi cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào lý giải được chúng từ đâu tới; và được người xưa dùng để làm gì.

Đi ra từ truyền thuyết

Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ với quân cờ là những cái chum; chỉ khi đến gần mới thấy chúng rải rác từng nhóm, cái đứng, cái nghiêng; cái chìm xuống một nửa trộn lẫn vào nhau chứ không thấy dấu ấn của một trò chơi xếp đặt.

Hiện chỉ còn một chiếc chum duy nhất có nắp đậy, còn lại có một số tảng đá nằm rải rác trên cánh đồng được các nhà khảo cổ cho là những chiếc nắp đang được làm dang dở hoặc đã bỏ đi.

Những cái chum được tìm thấy ở đây có đủ kích cỡ, từ nhỏ to đến cao thấp; và hình dạng cũng khác nhau, không cái nào giống cái nào. Phần lớn cao chừng 1 đến 2m, nặng trung bình từ 600kg đến 1 tấn; (cái lớn nhất cao 3,25m, cái nặng nhất tới 14 tấn). Tất cả đều được làm từ chất liệu đá, chủ yếu là đá granite.

"Được hình thành từ khi nào, do ai tạo ra?" vẫn là những câu hỏi bí ẩn hấp dẫn du khách đến với Cánh đồng Chum.

Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica. Bên trên mỗi chiếc chum còn có những khắc chạm theo hình dáng người hay động vật; cùng một số biểu tượng khác. Người ta còn tìm thấy các tảng đá bằng gần những chiếc chum này; có lẽ là nắp đậy chum nhưng vì lý do nào đó; chúng đã bị loại bỏ hay dùng vào những mục đích khác. Hiện tại chỉ còn một cái chum duy nhất là có nắp.

Di sản thế giới

Cho đến nay, Cánh đồng Chum vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Đúng như nhận định của bà Julie Van Den Bergh; nhà khảo cổ tham vấn cho cơ quan Liên Hợp quốc UNESCO trong dự án nghiên cứu chung về Cánh đồng Chum với Lào: bí ẩn về Cánh đồng Chum cũng giống như sự bí ẩn của các tượng người trên đảo Phục Sinh (Easter thuộc Chile - Nam Thái Bình Dương). Bởi chưa ai trả lời được các câu hỏi: Ai làm ra các chum này? Họ làm khi nào? Và mục đích để làm gì?

Những chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta.

Trong thời kỳ chiến tranh (1964 - 1973), khu vực Cánh đồng Chum phải hứng chịu hàng triệu tấn bom, mìn và trở thành một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Cũng do biến cố chiến tranh, Cánh đồng Chum trong một thời gian dài bị chìm vào quên lãng. Mãi đến năm 1989, trong trào lưu mở cửa và đón khách du lịch, nơi đây mới thấy lại bóng người. Tuy vậy, chỉ sau khi khu vực Cánh đồng Chum được gỡ sạch bom mìn; thì các nhà khảo cổ mới có thể tự do nghiên cứu; để đưa ra lời giải đáp cho những vấn đề xưa nay còn bỏ ngỏ.

Mai Anh

Top