Bộ sưu tập đồ gỗ bằng ngọc nghiến quý hiếm và giá trị ở Việt Nam

Vào khoảng cuối thế kỷ 18, có một gia đình người họ Hồng từ tỉnh Quảng Đông tới sinh sống và lập nghiệp tại vùng núi Việt Bắc nước ta. Vùng đất này xưa là nơi tập trung nhiều loài gỗ quý, cây cối cổ thụ sống nhiều đời, nên đã để lại nhiều sản vật quý hiếm mà con người thuở ấy không phải ai cũng có điều kiện khai thác, sử dụng được hết. Trong đó có ngọc nghiến là một sản vật rất quý báu, nó được hình thành từ những vết thương của cây có tuổi đời từ vài trăm năm đến cả ngàn năm tuổi.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, cây cối tươi tốt quanh năm, rừng rậm với nhiều loài cây gỗ quý, lại cho nhiều sản vật rất có giá trị được sinh ra cũng từ gỗ. Người Pháp đến xâm lược Việt Nam không ngoài mục đích vơ vét những tài nguyên quý của chúng ta, trong đó có nu gỗ. Họ vừa trước mắt khai thác tận thu những nu gỗ hiện hữu, vừa tính đến chuyện khai thác lâu dài loại đặc sản đặc biệt này bằng cách trồng rừng mới, tác động kỹ thuật để cây tạo nu cho mục đích khai thác vào thời gian cả trăm năm sau. Kỳ công là thế vì họ đã nhận thức được giá trị to lớn của nu gỗ ở Việt Nam đối với việc dùng để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục nhu cầu thưởng thức văn hoá.

Đấy là người Pháp, còn đối với người Trung Quốc, vốn là những dân tộc có sự tương đồng về văn hoá với Việt Nam, đặc biệt là những sở thích cá nhân trong việc sưu tập, gìn giữ các sản phẩm văn hoá của nhân loại thì người Trung Quốc là những người đi trước và có phần tinh xảo hơn người Việt Nam. Bởi thế, sau những cuộc di dân kể từ khi Bắc thuộc đến sau này là những tàn binh của cuộc khởi nghĩa nông dân bị thất bại, hay là những cuộc hành trình thương mại... khi đặt chân đến Việt Nam, người Trung Quốc đã quan tâm đến ngay những sản phẩm văn hoá, hoặc có thể là những nguyên liệu để chế tác ra những sản phẩm ấy. Lịch sử làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam đã chứng minh rằng rất nhiều nghề có xuất sứ tại Trung Quốc sau đó các sứ thần nước ta đi sứ bên đó đem nghế về cho dân (nghề thêu, nghề sơn...)Với lợi thế về nguồn nguyên liệu phong phú, đủ thoả mãn nhu cầu cho các làng nghề và kỹ nghệ chế tác rất tài hoa, sáng tạo của những nghệ nhân Việt Nam nên chúng ta có được những nghề thủ công mỹ nghệ rất nổi tiếng trên toàn thế giới (gốm, chạm khắc gỗ, thêu...) góp phần làm nên những con đường thương mại xuyên lục địa từ nhiều thế kỷ qua. Tất cả những điều đó luôn luôn là sự chú ý đối với tất cả mỗi người Trung Quốc khi đặt chân tới Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.

Bộ bàn ghế 9 món bằng ngọc nghiến này có giá hơn 1,5 tỉ đồng. (Ảnh: TL)

Vào khoảng cuối thế kỷ 18, có một gia đình người họ Hồng từ tỉnh Quảng Đông tới sinh sống và lập nghiệp tại vùng núi Việt Bắc nước ta. Vùng đất này xưa là nơi tập trung nhiều loài gỗ quý, cây cối cổ thụ sống nhiều đời, nên đã để lại nhiều sản vật quý hiếm mà con người thuở ấy không phải ai cũng có điều kiện khai thác, sử dụng được hết. Trong đó có ngọc nghiến là một sản vật rất quý báu, nó được hình thành từ những vết thương của cây có tuổi đời từ vài trăm năm đến cả ngàn năm tuổi. Biết như thế, cụ tổ họ Hồng kia đã tranh thủ thu gom, sưu tầm ngọc nghiến để chế tác thành những đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng, đồ thờ tự, hoặc tìm mua lại của nhân dân, giao lưu, trao đổi và mua bán với những người cùng sở thích chơi đồ gỗ bằng ngọc nghiến. Theo thời gian, tuổi càng cao, bộ sưu tập đồ gỗ bằng ngọc nghiến của cụ Hồng càng nhiều thêm, độc đáo, tinh xảo hơn. Khi cụ qua đời, con cháu lúc ấy được thừa hưởng một gia tài di sản văn hoá cá nhân đồ sộ toàn là ngọc nghiến. Nhưng rồi vật cũng đổi, sao cũng dời, Việt Nam cũng đến lúc khó, người cũng đến lúc khôn, cộng với chiến tranh liên tiếp xảy ra trên vùng đất có kho ngọc nghiến này, làm cho con cháu cụ Hồng không còn điều kiện tiếp tục bổ xung bộ sưu tập ngọc nghiến nữa. Chẳng những không dày thêm về số lượng mà còn bị thất thoát, làm hao hụt mất vài thứ. Nếu những thứ ấy còn đến ngày nay thì có lẽ sẽ trở thành những sản phẩm văn hoá độc nhất vô nhị không chỉ riêng của nước ta.

Tiếc thay, mọi biến cố của thời gian do chính con người đã tạo nên nhiều tổn thất không thể biện minh, trong đó có tổn thất về văn hoá. Sự hao hụt số lượng trong bộ sưu tập đồ ngọc nghiến của cụ Hồng cũng là một minh chứng về những điều này.

Bộ sập gỗ bạc tỷ bằng gỗ ngọc nghiến (Ảnh: TL)

May sao, gần ba trăm năm sau, cũng từ nơi núi rừng Việt Bắc, có một chàng trai là hậu duệ của cụ Hồng vào hàng ngũ đại (đời thứ 5), đi tiếp bước đường sưu tập ngọc nghiến của tổ tiên mình. Anh là cử nhân chuyên nghành Thương mại, Doanh nhân Hồng Sỹ Tùng ở thành phố Thái Nguyên.

Hồng Sỹ Tùng năm nay mới chưa đến tuổi 40, anh tốt nghiệp đại học năm 2001. Học xong, anh không vào làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc bất cứ một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào mà lao ngay vào thương trường tự do, với ý đồ kiếm được nhiều tiền để mua ngọc nghiến. Sau một thời gian dài lặn lội khắp các vùng rừng Việt Bắc, từ Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn về Thái Nguyên, rồi vào cả miền Trung, Tây Nguyên... để kiếm tìm ngọc nghiến. Thiên nhiên núi rừng đã không phụ lòng anh, rồi cả cụ tổ họ Hồng cũng phù hộ cho anh kiếm được rất nhiều đồ gỗ bằng ngọc nghiến có tuổi đời ít là vài trăm năm, nhiều là cả ngàn năm tuổi gỗ. Thế là anh đã thực hiện được ước mơ bổ xung cho đầy đủ (chưa nói là dày thêm) bộ sưu tập ngọc nghiến của cụ tổ nhà mình. Năm 2011, anh đem đến festival lâm sản Việt Nam lần thứ nhất tại thành phố Quy Nhơn một bộ sưu tập ngọc nghiến đồ sộ. Tuy nhiên đây chỉ là những phiên bản phóng tác dựa theo đồ gia bảo trong nhà anh, thế mà khách tham quan, các nhà văn hoá, các nhà khoa học lâm sinh... tập trung rất đông đúc đến gian hàng bày ngọc nghiến của anh. Đặc biệt, cùng một lúc Trung tâm Sách kỷ lục guiness Việt Nam bị chinh phục bởi hai tác phẩm đó là đôi lọ độc bình và tấm phản nguyên khối bằng ngọc nghiến ngàn năm tuổi, đi đến quyết định trao tặng tại chỗ đối với hai tác phẩm ngọc nghiến tinh xảo nhất, độc đáo nhất này kỷ lục guiness Việt Nam

Cũng trong làng chơi ngọc nghiến ở Việt Nam, có chuyện về ông Trường T ở Mường Thanh, Điện Biên có một đôi lọ độc bình bằng ngọc nghiến, bán đi, bán lại, người mua cuối cùng là một khách hàng Đài Loan với giá 210 ngàn USD, tương đương với 4,2 tỷ đồng Việt Nam, nhưng chỉ là muỗi so với đôi lọ của anh Hồng Sỹ Tùng (Báo ANTG).

Đôi lộc bình bằng nu nghiến (ngọc nghiến) lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: TL)

Là một người gốc Hoa, sinh ra và lớn lên trong lòng kho ngọc nghiến, anh Tùng lại được thừa kế truyền thống gia truyền trong việc sưu tập và gìn giữ các tác phẩm văn hoá chạm khắc gỗ bằng ngọc nghiến, nên anh đã sớm nhận ra giá trị to lớn cả về văn hoá lẫn kinh tế của loại đồ gỗ đặc biệt này mà đầu tư trí tuệ, tiền của vào việc bổ xung bằng được bộ sưu tập đồ ngọc nghiến gia bảo cho dòng họ Hồng. Cố gắng của anh, đến nay đã được bù đắp về số lượng và độc đáo về giá trị nghệ thuật tạo tác cũng như nguyên liệu tạo thành.

Tại cửa hàng đồ gỗ số 470A đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, anh Tùng luôn luôn trưng bày bộ sưu tập ngọc nghiến gia bảo họ Hồng gồm đầy đủ các thứ từ bộ phản nằm, lọ độc bình, bàn ghế, khay đĩa, mâm bồng ngũ quả, các đồ tự khí đến hoa trái giả, con giống...Với ý tưởng quảng bá tiềm năng ưu việt của thiên nhiên Việt Nam, của núi rừng Việt Bắc, giá trị nhân văn, hồn cốt và tài năng sáng tạo của những người thợ thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Ngoài ra anh cũng có mong muốn, nếu các bảo tàng văn hoá, dân tộc học trong nước hoặc địa phương nào có nhu cầu hợp tác trưng bày, lưu giữ các tác phẩm ngọc nghiến này, anh sẵn sàng đáp ứng trên tinh thần toàn dân chăm lo gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc.

Nguyễn Nguyên Hoài

Top